【tl duc】3 nguyên nhân khiến hủy dự toán chi hàng nghìn tỷ đồng lĩnh vực môi trường

 人参与 | 时间:2025-01-11 06:56:33
Quốc hội thảo luận về dự toán ngân sách,ênnhânkhiếnhủydựtoánchihàngnghìntỷđồnglĩnhvựcmôitrườtl duc phân bổ ngân sách Trung ương 2021
Hệ thống Kho bạc Nhà nước đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ năm 2020
Huy động vốn trái phiếu đã đáp ứng nhu cầu vay cân đối của ngân sách nhà nước
Xây dựng dự toán ngân sách 2021: Không bố trí vốn cho các dự án không có khả năng giải ngân
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội sáng ngày 9/11
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội sáng ngày 9/11

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Tài chính tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay, 9/11, đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) nêu rõ: “Đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính và giải pháp khắc phục trong việc lập dự toán thực hiện chi lĩnh vực tài nguyên môi trường giai đoạn vừa qua phải hủy 30,8% dự toán ngân sách, tương đương 2.400 tỷ đồng”.

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, trong thời gian qua, một số lĩnh vực ưu tiên bố trí ngân sách là giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, y tế. Thực tế đã bố trí đúng yêu cầu về chi ngân sách.

“Tuy nhiên, đúng như đại biểu nêu, hàng năm, chi không hết vốn ngân sách của sự nghiệp môi trường. Giai đoạn 2016-2020, phải hủy dự toán 2.416 tỷ đồng”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.

Về nguyên nhân Bộ Tài chính hủy dự toán hơn 2.400 tỷ đồng này, “tư lệnh” ngành Tài chính nêu rõ: Thứ nhất, theo quy định, tại thời điểm tháng 10 hàng năm, khi Chính phủ báo cáo Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước thì các bộ, ngành, địa phương phải phê duyệt nhiệm vụ sự nghiệp môi trường để làm cơ sở phân bổ dự toán.

Tuy nhiên, trong thực tế, việc phê duyệt này bị chậm và chỉ đạt 50-60%. Số còn lại phải phân bổ trong năm, có trường hợp cuối năm mới phân bổ hoặc có năm không phân bổ hết.

Nguyên nhân thứ hai, chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường có tính chất đầu tư thì Luật Bảo vệ môi trường không cho phép. Vấn đề này Bộ đã báo cáo Chính phủ, Quốc hội và đã xử lý.

Nguyên nhân thứ ba là đối với xử lý các điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, theo quy định, Trung ương hỗ trợ 50%, địa phương chi 50% kinh phí, nhưng nhiều địa phương khó khăn, không bảo đảm được khoản chi này.

Về giải pháp, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh: “Các địa phương phải tăng tiến độ phê duyệt nhiệm vụ bảo vệ môi trường; nghiên cứu sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản cho phù hợp…”

Ngoài ra, trong phiên chất vấn sáng nay, với lĩnh vực tài chính, đại biểu Đinh Công Nhường (Bình Định) còn đặt vấn đề: “Nếu tăng trưởng kinh tế năm 2021 dưới 6% thì giải pháp nào để tăng thu, sử dụng chi có hiệu quả, giảm nợ công, giảm bội chi để đảm bảo an toàn ngân sách?”.

Đáp lại câu hỏi của vị đại biểu Bình Định, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thông tin, năm 2020, mục tiêu đề ra là tăng trưởng kinh tế đạt 6,8%, tuy nhiên thực tế chỉ đạt từ 2-3%.

Năm 2021, để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng đạt 6% cần tăng cường tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh để tăng trưởng kinh tế; đặc biệt, tiếp tục đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, kích cầu trong nước.

Bộ Tài chính sẽ cùng với các địa phương tăng cường công tác quản lý thuế, tăng cường thanh kiểm tra để chống chuyển giá, chống trốn thuế và thu hồi nợ đọng thuế; bám sát dự toán năm 2020 được Quốc hội thông qua, trường hợp có những biến động tới tăng trưởng thì phải bám vào các quy định trong Luật Ngân sách Nhà nước để báo cáo, giải quyết theo thẩm quyền.

顶: 71踩: 54753