【nhận định bóng đá la liga】TCTD, chi nhánh NH nước ngoài phải đảm bảo an toàn và phát triển vốn
Những quy định trên được nêu tại Thông tư số 05/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn vốn
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16-6-2010 và không áp dụng đối với tổ chức tín dụng là tổ chức tài chính vi mô, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
Thông tư quy định, vốn chủ sở hữu của tổ chức tín dụng, gồm: Vốn điều lệ; Các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái; Các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, quỹ dự phòng tài chính; Lợi nhuận chưa phân phối…
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm quản lý, sử dụng, theo dõi toàn bộ tài sản và vốn hiện có, thực hiện hạch toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành; phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của vốn và tài sản trong quá trình kinh doanh; quy rõ trách nhiệm và hình thức xử lý đối với từng bộ phận, cá nhân trong trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản, tiền vốn của ngân hàng.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng vốn hoạt động để phục vụ hoạt động kinh doanh theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Nghị định số 57/2012/NĐ-CP và các hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này theo nguyên tắc đảm bảo an toàn và phát triển vốn.
Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đảm bảo duy trì giới hạn đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc: giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ đối với tổ chức tín dụng, không vượt quá 50% vốn được cấp và quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn vốn theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 57/2012/NĐ-CP. Việc trích lập các khoản dự phòng trong chi phí, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định cụ thể sau: Đối với dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng: tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư dài hạn (bao gồm cả giảm giá chứng khoán), dự phòng phải thu khó đòi (ngoài dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng): tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập dự phòng theo quy định chung áp dụng đối với doanh nghiệp.
Quản duyệt mức chi hoa hồng môi giới
Về chi phí của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Thông tư cũng quy định rõ một số khoản chi được thực hiện theo hướng dẫn. Trong đó, việc chi hoa hồng môi giới phải gắn với hiệu quả kinh tế do việc môi giới mang lại. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ văn bản hướng dẫn chi phí hoa hồng môi giới của Bộ Tài chính, điều kiện và đặc điểm cụ thể của mình để xây dựng quy chế chi hoa hồng môi giới áp dụng thống nhất và công khai trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) phê duyệt quy chế chi hoa hồng môi giới áp dụng trong đơn vị mình.
Việc chi hoa hồng môi giới phải căn cứ vào hợp đồng hoặc giấy xác nhận giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và bên nhận hoa hồng môi giới. Đối với khoản chi môi giới để cho thuê tài sản (bao gồm cả tài sản xiết nợ, gán nợ): mức chi môi giới để cho thuê tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối đa không quá 5% tổng số tiền thu được từ hoạt động cho thuê tài sản do môi giới mang lại trong năm.
Đối với khoản chi môi giới bán tài sản chế chấp, cầm cố: mức chi hoa hồng môi giới bán tài sản thế chấp, cầm cố của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không vượt quá 1% giá trị thực tế thu được từ tiền bán tài sản qua môi giới.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 25-2-2013 và được áp dụng từ năm tài chính 2013.
T.Th
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Nhận định, soi kèo Schalke 04 vs FC Aarau, 19h00 ngày 6/1: Tưng bừng bàn thắng
- ·Con ung thư máu: Cha kiếm cả tháng không đủ mua một lọ thuốc
- ·Được nhờ giữ hộ đồ, bỗng trở thành... đồng phạm
- ·Bố mẹ mất trước ông bà, con không được họ hàng chia thừa kế
- ·17 nghìn hộ dân khát nước bên nhà máy 35 tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm
- ·Chồng đi du học cả năm…vợ ở nhà vẫn có bầu
- ·Đêm nhạc từ thiện lớn nhất Thủ đô
- ·Tiếc nuối vì tình cũ ngày càng thành đạt
- ·Mỏ đá Yên Bái khiến dân bất an: Bộ TN&MT xử phạt công ty Hùng Đại Sơn
- ·Cô bé ung thư chạy nhanh mơ thành vận động viên
- ·Thời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa rào
- ·Thu nhập 100 triệu/tháng, bỡ ngỡ phải đóng thuế
- ·Hoảng sợ khi bị đầu gấu đe dọa vì không trả được nợ vay nặng lãi
- ·Cô bé ung thư chạy nhanh mơ thành vận động viên
- ·Vietnam Airlines triển khai dịch vụ check
- ·Con bệnh không tiền mua thuốc Tết nhất gì!
- ·Bố mẹ chưa đăng ký kết hôn, con khai sinh có bị thiệt thòi?
- ·Chủ tịch xã đòi lấy lại sổ đỏ vì đã cấp cho tôi... quá nhiều đất?
- ·Dự báo thời tiết 22/8: Miền Bắc nắng gián đoạn kèm mưa giông
- ·Ô nhiễm môi trường đe dọa nghiêm trọng đến nguồn nước sạch sinh hoạt