Hội thảo chuyên gia về sách giáo khoa (SGK) môn lịch sử ở trường phổ thông đã được Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam,ĐổimớischgiokhoalịchsửCầnđưavấnđềbiểnĐngvogiảngdạlịch thi đâu bong da Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TPHCM) tổ chứctại Hà Nội.
Trước thực trạng nhiều học sinh chán môn sử hiện nay, trong đó có nguyên nhân từ việc SGK môn sử thiếu tính hấp dẫn đã được mổ xẻ nhiều lần. Bộ GD-ĐT cũng đã mời Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam vào cuộc để cùng nhau “chấn hưng” việc dạy và học sử.
GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đề xuất, SGK môn sử mới cần được thể hiện như một công cụ học tập đầy đủ của học sinh, trong đó có phần giới thiệu hệ thống rồi đi sâu vào một số nội dung cơ bản, có chọn lọc, kèm theo là hướng dẫn học tập, trau dồi kỹ năng, tư duy cho học sinh, phần đọc thêm... phần chốt lại là những kiến thức cơ bản, kèm theo là các sơ đồ, bản đồ, bản vẽ, ảnh minh họa... rất phong phú, hấp dẫn, dễ học, dễ hiểu.
Nội dung SGK phải xuất phát từ yêu cầu bồi dưỡng năng lực, giáo dục phẩm chất con người theo từng lứa tuổi, phải đảm bảo tính khoa học, khách quan, độ tin cậy cao. Quan trọng hơn cả, sự hấp dẫn của SGK sử chưa đủ mà phải xác định lại vị thế môn lịch sử trong trường học (theo kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới, sử là môn học bắt buộc).
Đặc biệt, theo GS Phan Huy Lê, một trong những vấn đề cần phải cấp bách đưa vào SGK lịch sử hiện nay đó là vấn đề biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (sau nhiều lần Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam kiến nghị thì Bộ GD-ĐT vẫn chưa có ý kiến chính thức về việc này).
Thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên sử Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) đề xuất, cần phải tăng thêm thời lượng môn lịch sử từ 0,5 - 1 tiết/tuần. Hiện tại, thời lượng dạy môn lịch sử hạn chế nên giáo viên còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, cần giảm bớt kênh chữ, tăng kênh hình. Nên có cuốn atlat lịch sử giúp học sinh dễ dàng hệ thống kiến thức cũng như ôn tập.
Nguồn: SGGPOL