游客发表

【dự đoán qatar】Di tích đặc biệt Gò Đống Đa: 300 ngày trong năm 'hương lạnh khói tàn'

发帖时间:2025-01-12 12:14:35

Ngày 10/12,íchđặcbiệtGòĐốngĐangàytrongnămhươnglạnhkhóitàdự đoán qatar Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Ủy ban nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Hội thảo "Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa".

Các chuyên gia hàng đầu ngành văn hóa, lịch sử, khảo cổ học quy tụ tại hội thảo, và đưa tới gần 30 tham luận tập trung vào 3 chủ đề: Di tích Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa - Giá trị lịch sử, văn hóa; Bảo tồn và tôn tạo di tích Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa; Phát huy giá trị di tích Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa gắn với phát triển du lịch Thủ đô.

{ keywords}
Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa gắn với chiến thắng lẫy lừng Ngọc Hồi - Đống Đa của vua Quang Trung nhưng hơn 300 ngày trong năm 'hương lạnh khói tàn'.

Di tích đặc biệt nhưng bảo tồn gây tranh cãi

Các đại biểu tham dự Hội thảo đều cho rằng, trong những năm qua, di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa đã được Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội và quận Đống Đa quan tâm đầu tư, tu bổ, tôn tạo và xây dựng hạ tầng nhưng đến nay, việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích vẫn tồn tại nhiều vấn đề gây tranh cãi.

Phân tích hồn cốt của di tích Gò Đống Đa tức chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, GS.TSKH Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nói: “Đây là sự kiện lịch sử tầm vóc đưa Việt Nam lên tầm cao mới với vị thế chưa từng có, chứng tỏ uy vũ của vua Quang Trung vì thế chúng ta phải tìm cách bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Cần thay đổi nhận thức, không nên coi di sản văn hóa là bất biến. Chúng ta luôn nói di sản văn hóa quan trọng nhưng dường như chưa bao giờ coi là nền tảng cho sự phát triển bền vững. Gò Đống Đa quan trọng như vậy, nhưng trừ ngày giỗ trận tề tựu đông đủ còn thì hơn 300 ngày còn lại hương lạnh khói tàn. Tới lúc nghĩ rộng hơn, thổi hồn chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa vào di tích”.

{ keywords}
Các đại biểu tham dự Hội thảo đều cho rằng, trong những năm qua, di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa đã được Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội và quận Đống Đa quan tâm đầu tư, tu bổ, tôn tạo và xây dựng hạ tầng nhưng đến nay, việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích vẫn tồn tại nhiều vấn đề gây tranh cãi.

Theo PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa, Công viên Văn hóa Đống Đa (Di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa) đang rất thiếu các sự kiện mang tính trải nghiệm. Phòng trưng bày chưa đáp ứng được tiêu chí bảo tàng học hiện đại nên kém sức hấp dẫn.

Trước đây đã có ý tưởng xây dựng ở đây là một tổ hợp “Panorama” về chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa nhưng bị cho là khó hiện thực hóa. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc xây dựng các tổ hợp trưng bày “hiện thực ảo” bằng sự trợ giúp căn bản của kỹ thuật số không quá xa lạ.

Nếu có sự sáng tạo trong nghiên cứu xây dựng các tổ hợp kỹ thuật hiện đại như thế, chúng ta hoàn toàn có thể tạo dựng Trung tâm diễn giải lịch sử có sức thuyết phục cao ở Khu Di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa.

PGS.TS Đỗ Văn Trụ, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Di sản Văn hóa, cũng cho rằng, hiện nay hoạt động của di tích và công viên khá đơn điệu, hằng ngày chỉ thấy nhiều người vào tập thể dục.

Khu vực trên đỉnh Gò Đống Đa, ngoài tấm bia ghi lời hịch của Hoàng đế Quang Trung và một vài phiến đá chỏng chơ, hầu như không có thông tin gì khác, rất khó cho những người tham quan tự do, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả phát huy giá trị di tích.

Nhà trưng bày trong quần thể Công viên Văn hóa Đống Đa hiện quá nhỏ, khuất nẻo, giải pháp trưng bày cũ kỹ. Nên xây dựng Nhà trưng bày mới với nội dung và giải pháp mới, đưa các phương tiện, kỹ thuật nghe nhìn hiện đại để tăng tính hấp dẫn của trưng bày.

PGS.TS Đỗ Văn Trụ còn đề nghị đổi tên Công viên Văn hóa Gò Đống Đa trở lại là Di tích lịch sử Gò Đống Đa cho đúng với tên gọi trong các quyết định xếp hạng di tích và khẳng định giá trị của địa danh này.

{ keywords}
UNESCO đã từng khuyến cáo bảo tồn di sản văn hóa mà không đem lại lợi ích cho cộng đồng thì bảo tồn sẽ không bền vững.

Bảo tồn "động" với di tích Gò Đống Đa

Nhiều đại biểu còn cho rằng, nên bảo tồn, phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa gắn với phát triển du lịch. Đây là một hướng đi đúng, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và là biện pháp thích hợp trong quá trình “bảo tồn động” di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, đưa di sản thành tài sản.

Các đại biểu cũng cho rằng, để bảo tồn và phát huy di tích Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa hiệu quả, địa phương nên bổ sung tài liệu phụ chú cho di tích, liên kết tổ chức các sự kiện, đa dạng hình thức truyền thông.

Trước mắt, quận Đống Đa có thể tập trung chỉnh trang các hạng mục di tích, nghiên cứu phục dựng lại các công trình đã từng tồn tại trong di tích như đền Trung Liệt; cho phép tổ chức các hoạt động văn hóa, giáo dục tại di tích; tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, tiết học chuyên đề lịch sử theo chương trình của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho các trường học phổ thông trên địa bàn...

Về lâu dài, quận Đống Đa cần xác định đối tượng tiềm năng tham quan di tích; xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho di tích gồm logo và các sản phẩm đi kèm; nghiên cứu, thiết kế, sản xuất quà tặng đặc trưng của di tích…

PGS.TS Phạm Mai Hùng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử cho biết, UNESCO đã từng khuyến cáo bảo tồn di sản văn hóa mà không đem lại lợi ích cho cộng đồng thì bảo tồn sẽ không bền vững. Để phát triển du lịch, UBND TP Hà Nội nên tiến hành lập và triển khai quy hoạch chi tiết bảo tồn, phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa.

Theo PGS.TS Phạm Mai Hùng, khi viết về 13 gò tại Đống Đa, GS.NGND Phan Huy Lê cho rằng, sau khi đập tan đồn Khương Thượng – Đống Đa, quân Tây Sơn thừa thắng tiêu diệt đồn Yên Quyết, Nam Đồng. Sau trận đánh, hàng vạn xác giặc nằm ngồn ngang khắp chiến trường từ trại Khương Thượng, Thịnh Quang đến trại Nam Đồng. Theo truyền thuyết, khi thu dọn chiến trường, quân dân ta đã nhặt xác giặc, xếp thành từng đống rồi đắp đất lên thành những gò rất lớn. 12 gò đống như vậy đã xuất hiện trên trận địa như những chứng tích lịch sử bất diệt của dân tộc. Năm 1851 khi kinh lược Nguyễn Đăng Giao cho đào đất để đắp đường mở chợ ở khu vực này thì  tìm thấy nhiều xương cốt và thu nhặt đem chôn một hố đắp thành gò thứ 13 – gò Trung Liệt (còn gọi là gò Đống Đa). 

“Vì di tích Gò Đống Đa là di tích còn lại duy nhất trong số 12 gò Đống Đa mà chúng ta đã được biết, cần được bảo tồn, tôn tạo ngang tầm với giá trị của nó. Ngoài ra cần khôi phục Trung Liệt miếu, nơi thờ tự những anh hùng chống Pháp tiêu biểu như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Trương Quốc Dụng…, tạo cho di tích có giá trị kép về giá trị lịch sử và giá trị tâm linh”, PGS.TS Phạm Mai Hùng chia sẻ.

Đặc biệt, cần nghiên cứu, sưu tầm và xây dựng mới hoàn toàn nội dung trưng bày bổ sung cho di tích với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, với hai chủ đề chính là diễn biến và kết quả của chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa; Quang Trung – Nguyễn Huệ với Hà Nội sau đại thắng mùa Xuân năm Kỷ Dậu 1789.

Di tích gò Đống Đa (còn gọi là Công viên văn hóa Đống Đa) có diện tích gần 22.000m2 và được xây dựng vào năm 1989 nhân kỷ niệm 200 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Hàng năm cứ vào ngày 5 Tết, tại Di tích gò Đống Đa diễn ra lễ hội kỷ niệm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789). Đây là một chiến công vĩ đại và hiển hách trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, đưa tên tuổi, sự nghiệp của Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) trở thành tấm gương sáng ngời cho trí tuệ nghệ thuật quân sự Việt Nam, tiêu biểu cho truyền thống yêu nước, tinh thần quật cường chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Ngày 24/12/2018, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định xếp hạng Di tích lịch sử gò Đống Đa là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Tình Lê

    热门排行

    友情链接