当前位置:首页 > La liga > 【lịch thi đâu ngoại hạng】Đổi mới mô hình tăng trưởng để thoát “bẫy” thu nhập trung bình

【lịch thi đâu ngoại hạng】Đổi mới mô hình tăng trưởng để thoát “bẫy” thu nhập trung bình

2025-01-25 14:42:45 [Ngoại Hạng Anh] 来源:Empire777

Việt Nam chịu tác động của kinh tế thế giới

Thebẫylịch thi đâu ngoại hạngo các chuyên gia kinh tế, kinh tế thế giới trong 3 thập kỷ qua liên tục đối mặt với những cuộc khủng hoảng, cụ thể là cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào năm 1997, tiếp theo đó là khủng hoảng tài chính thế giới vào năm 2007-2008 hiện nay là khủng hoảng bởi dịch Covid-19 diễn ra vào cuối năm 2019 đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn thế giới.

Đổi mới mô hình tăng trưởng để thoát “bẫy” thu nhập trung bình
Dịch Covid-19 tác động đến nền kinh tế toàn cầu

Chuyên gia kinh tế Đặng Kim Sơn cho rằng, có một điểm chung là, khi khủng hoảng xảy ra, đa số các quốc gia trên thế giới đều thực hiện các giải pháp nới lỏng tiền tệ, tài khoá, nhằm hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển. Do đó, sẽ kéo theo nhiều vấn đề như lạm phát gia tăng, nợ công và dòng tiền chảy ra khỏi lĩnh vực kinh tế thực, đi vào các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán…

Một vấn đề nữa là, sau khủng hoảng kinh tế, các quốc gia dù tìm mọi cách để khôi phục lại nền kinh tế, “nhưng lần hồi phục sau bao giờ cũng kéo dài hơn lần trước và tăng trưởng kinh tế lần sau cũng thấp hơn lần trước” –TS Đặng Kim Sơn nhấn mạnh và cho biết thêm, với khủng hoảng do Covid-19 gây ra lần này, nếu chúng ta không có những giải pháp xử lý “đến nơi đến chốn” thì sẽ lặp lại những vấn đề tương tự, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Ông Đặng Đức Anh – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) – nhận định: Trước Covid-19 diễn ra, nền kinh tế thế giới đã có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại và đại dịch Covid-19 xuất hiện đã làm trầm trọng hơn quá trình này, khiến nền kinh tế thế giới trong ngắn hạn đứng trước những khó khăn và nhiều bất định hơn.

Với Việt Nam, các chuyên gia kinh tế cũng đánh giá, đại dịch Covid-19 tác động rất lớn đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, khiến tăng trưởng kinh tế trong nước đứng trước những rủi ro và thách thức rất lớn.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Sỹ Dũng – nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội – cho rằng: Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, nên sẽ ảnh hưởng và chịu tác động mạnh mẽ bởi nền kinh tế thế giới. Ngay trong bối cảnh hiện tại, những tác động của nền kinh tế thế giới cũng đã và đang tác động đến Việt Nam, điển hình như giá cả nguyên, nhiên vật liệu tăng, khiến giá đầu vào tăng, tuy nhiên chúng ta lại chưa thể tăng giá hàng hoá, điều này đang tạo ra những áp lực rất lớn cho nền kinh tế.

Bên cạnh những áp lực đến từ Covid-19, nền kinh tế thế giới cũng đang đối mặt với nhiều thay đổi. Cụ thểm trước đại dịch, công xưởng toàn cầu chỉ tập trung vào một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và một số quốc gia Đông Nam Á, nhưng dịch Covid-19 đã khiến kinh tế toàn cầu cần phải đa dạng nguồn cung, thay vì tập trung vào một số thị trường, do đó họ sẽ chuyển dịch chuỗi giá trị toàn cầu về gần hơn với thị trường tiêu thụ, thậm chí có thể đặt sản xuất và tiêu thụ cùng với một thị trường, điều này sẽ ảnh hưởng đến chiến lược thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh đó, xu hướng bảo hộ đầu tư có thể gia tăng ở nhiều quốc gia, nhằm đảm bảo việc làm cho nguời lao động…

Đổi mới mô hình tăng trưởng để thoát “bẫy” thu nhập trung bình
Ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân trong nước

Nguy cơ “sập” bẫy thu nhập trung bình thấp

Với những phân tích trên, các chuyên gia kinh tế cho biết: Nếu không có những phản ứng kịp thời để vượt qua rủi ro, thách thức hiện có và thách thức trong xu hướng mới của nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam có thể rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp. Theo đó, để tránh bẫy thu nhập trung bình thấp và tiến lên nước có thu nhập cao, vấn đề đổi mới mô hình tăng trưởng cần được ưu tiên hàng đầu.

Trên thực tế, văn kiện Đại hội XIII của Đảng cũng xác định, cần đổi mới mô hình tăng trưởng. Trong đó, mô hình tăng trưởng mới cần chú trọng đến nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh phải dựa trên tiến bộ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là việc ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; nhân lực chất lượng cao; sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả các nhuồn lực; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo; tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu lại nền kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp theo hướng tập trung phát triển các lĩnh vực, sản phẩm có tiềm năng, lợi thế, có công nghệ cao, sức cạnh tranh và giá trị tăng cao…

Đồng ý với quan điểm cần đổi mới mô hình tăng trưởng, nhưng TS Đặng Kim Sơn cho rằng, cần tập trung vào 2 điểm chính, thứ nhất đó là phát triển khoa học công nghệ và nhanh chóng xây dựng nền kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo trong tương lai và thứ 2 là, phân bổ hiệu quả nguồn lực hiện có, bằng cách cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ vướng mắc.

Trong đó, về phân bổ nguồn lực, theo ông Đặng Kim Sơn, Việt Nam cần phát triển dựa trên lợi thế của đất nước và lợi thế từng vùng, miền. Theo đó, chúng ta phải chuyển cách làm hiện nay là, tất cả các địa phương tập trung ưu tiên đầu tư, phát triển vào ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo thì chỉ nên để một số địa phương có lợi thế về lĩnh vực này phát triển. Còn lại, những địa phương như Đồng bằng sông Cửu Long; Tây Nguyên thì ưu tiên phát triển nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sản xuất lớn để tận dụng, phát huy tốt nhất lợi thế của vùng, miền.

Cùng với đó, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, Việt nam cũng cần tập trung phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Muốn làm được như vậy, cần tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo những điều kiện thuận lợi hơn nữa để khu vưc này phát triển, đóng góp vào tăng trưởng và phục hồi kinh tế.

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读