当前位置:首页 > Thể thao > 【kết quả balan】San sẻ gánh nặng ngân sách để ứng phó với biến đổi khí hậu

【kết quả balan】San sẻ gánh nặng ngân sách để ứng phó với biến đổi khí hậu

2025-01-25 18:05:25 [Cúp C1] 来源:Empire777

khoa

Để thực hiện các nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu từ nay đến năm 2030,ẻgánhnặngngânsáchđểứngphóvớibiếnđổikhíhậkết quả balan Việt Nam sẽ cần khoảng 30 tỷ USD

Ưu tiên nhiều khoản chi từ ngân sách

Thiên tai đang ngày càng tăng cả về quy mô cũng như chu kỳ lặp lại ở Việt Nam, gây tổn hại trực tiếp đến tăng trưởng GDP. Qua thống kê cho thấy, thiệt hại do thiên tai gây ra trên phạm vi cả nước, tổn hại từ 0,14 – 2% GDP/năm. Theo kịch bản biến đổi khí hậu, vào cuối thế kỷ 21, sự gia tăng của mực nước biển có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh kế của khoảng 20% dân số và tổn thất có thể lên tới 10% GDP mỗi năm.

Nguồn chi ứng phó với biến đổi khí hậu, hiện đã bao quát từ phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả. Nguồn lực tài chính ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu ở Việt Nam khá đa dạng gồm: Dự phòng ngân sách; Quỹ dự trữ tài chính; dự trữ Nhà nước… Theo quy định tại Luật NSNN năm 2015, dự toán chi ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được bố trí khoản dự phòng từ 2 - 4% tổng chi để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán dự phòng. Dự phòng ngân sách hàng năm trong giai đoạn 2010 - 2017 trung bình đạt khoảng 22 nghìn tỷ đồng, trong đó ngoài chi cho khắc phục hậu quả thiên tai còn được sử dụng để chi cho các mục đích khác như khắc phục hậu quả của dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh... Bên cạnh đó, Quỹ phòng chống thiên tai cũng đã tỏ rõ tác dụng khi giai đoạn 2015 - 2018 số chi từ quỹ ước đạt 516 tỷ đồng trong tổng số quỹ là 1.237 tỷ đồng.

Cùng với việc bố trí nguồn lực cho biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai, thời gian qua đã thực hiện miễn, giảm thuế đối với các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân khi gặp thiên tai; ưu đãi thuế cho doanh nghiệp tham gia hoạt động vào lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đồng thời, NSNN đảm bảo chi cho bảo vệ môi trường không thấp hơn 1% tổng chi NSNN…

Khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân

Ước tính, để thực hiện các nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu từ nay đến năm 2030, Việt Nam sẽ cần khoảng 30 tỷ USD. Mặc dù cần thiết phải có sự hỗ trợ đến từ tài trợ quốc tế và các doanh nghiệp trong, ngoài nước, nhưng không thể thiếu nguồn bù đắp từ ngân sách. Đây là thách thức lớn trong điều kiện nguồn thu ngân sách ngày càng hạn hẹp.

Theo bà Lê Thị Thùy Vân - Trưởng Ban Khoa học và Hợp tác quốc tế, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, ngân sách dành cho công tác cứu trợ sau thiên tai chỉ “đầy đủ một cách tương đối”, vì trên thực tế mỗi khi thiên tai xảy ra hầu hết các ngân sách các địa phương đều không tự đảm bảo được, phải nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương. Trong khi đó, nguồn chi dành cho công tác giảm nhẹ và khắc phục hậu quả thiên tai chỉ chiếm phần nhỏ của ngân sách trung ương. Bà Lê Thị Thuỳ Vân đề nghị, trong dài hạn cần xây dựng sản phẩm bảo hiểm rủi ro thiên tai áp dụng đối với một số loại tài sản công trình tại các địa bàn thường xuyên xảy ra thiên tai với mức độ thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt là các tài sản công có giá trị lớn.

Mở rộng sự tham gia của khu vực tư nhân vào hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai là một gợi ý khả thi. Hiện nay, Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 đã khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia cung cấp tài chính cho phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một cơ chế cụ thể kêu gọi sự chia sẻ và tham gia đầu tư của khu vực tư nhân. Do đó, để khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân đối với việc ứng phó với biến đổi khí hậu, cần xây dựng các cơ chế, chính sách về thuế, chi tiêu ngân sách, chính sách tín dụng ưu đãi để khu vực tư nhân tích cực tham gia vào hoạt động này.

Cùng với các nguồn hỗ trợ khác, nguồn chi từ thuế bảo vệ môi trường đã tỏ ra hiệu quả, khi giai đoạn 2016 - 2018 chi hơn 41 nghìn tỷ đồng cho bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, cần thiết phải mở rộng diện đối tượng chịu thuế để bao quát hết các sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu tới môi trường, nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách, góp phần chi cho ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

Minh Anh

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读