当前位置:首页 > World Cup

【xem kết quả bóng đá cúp c1】Ứng xử ra sao trước cơn bão giá dầu?

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ kinh tế suy thoái nếu giá dầu tăng mạnh
Số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn 898 tỷ đồng
Ứng xử ra sao trước cơn bão giá dầu?
Giá xăng dầu tăng cao ảnh hưởng lớn tới chi phí sản xuất của doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân. Ảnh: Thu Dịu

Tại tọa đàm Doanh nghiệp Việt trước tác động của cuộc chiến Nga – Ukraine do Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu và Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức ngày 11/3, các chuyên gia đã đưa ra nhiều khuyến nghị xung quanh vấn đề này.

Tiến sĩ Trần Quốc Hùng, CEO Viện Tài chính Quốc tế IIF ở Washington DC đánh giá, việc giá dầu tăng cao có ảnh hưởng phức tạp đối với Việt Nam. Việt Nam xuất khẩu dầu thô, nên tăng giá thì có lợi cho Petrovietnam, song lợi ích này ngày càng giảm đi. Lượng dầu thô xuất khẩu từ Việt Nam có khuynh hướng giảm trong 10 năm qua, từ 267.000 thùng/ngày trong năm 2009 xuống 113.000 thùng/ngày trong tháng 12/2020, dưới trung bình trong thời gian 40 năm qua là 146.000 thùng/ngày. Trong khi đó Việt Nam phải nhập ròng sản phẩm dầu như dầu lọc.

Nói chung, giá dầu tăng trên thị trường thế giới sẽ kéo giá nhiên liệu ở Việt Nam tăng lên, làm tăng chí phí sản xuất và phân phối nhiều mặt hàng của các doanh nghiệp và chi phí tiêu dùng của người dân. Theo ông Hùng, đối với Việt Nam, nếu giá nhiên liệu tăng 10% thì GDP giảm 0,5% và lạm phát tăng 0,4%, điều này đồng nghĩa với việc vừa bị giảm sút về phát triển kinh tế, vừa lạm phát.

Bộ Tài Chính vừa đề xuất với Chính phủ xin giảm 25% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu và mỡ nhờn để bớt sức ép tăng giá và hỗ trợ sức mua của giới tiêu dùng. Tuy nhiên, ông Hùng đánh giá việc này khó có thể khắc phục hoàn toàn tác động tăng giá trên thị trường thế giới.

Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chiến lược (VESS) cho rằng Chính phủ không nên lạm dụng việc trợ giá quá nhiều, vì người dân và doanh nghiệp nên làm quen với sự vận động của thị trường, song cũng không nên thả lỏng quá mức. Các biện pháp Chính phủ có thể thực hiện hiện nay là sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu sẵn có cùng các chính sách về thuế, phí để giá xăng dầu không tăng quá cao và tăng đột ngột gây ảnh hưởng tới sản xuất của doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân.

Bên cạnh các vấn đề liên quan tới giá xăng dầu trong nước, ông Hùng cho rằng Việt Nam sẽ gặp vấn đề khó khăn nếu Mỹ, châu Âu cấm vận các doanh nghiệp dầu khí của Nga. Từ trước tới nay, Chính phủ Mỹ đã nhiều lần mở rộng phạm vi cấm vận lên các cá nhân hay doanh nghiệp ở nước thứ ba (không phải là Mỹ hay nước bị cấm vận) - thực chất là áp dụng luật lệ Mỹ ngoài lãnh thổ của Mỹ.

Luật CAATSA 2017 (Đạo luật chống các kẻ thù Mỹ thông qua các biện trừng phạt) đã cung cấp cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc áp dụng cấm vận ngoài lãnh thổ Mỹ. “Việt Nam liên doanh với Nga trong Vietsovpetro nên có thể bị cáo buộc là tiếp tục giao dịch với doanh nghiệp Nga bị cấm vận, nghĩa là vi phạm luật cấm vận của Mỹ. Vì thế, Việt Nam cần tham khảo tư vấn pháp lý chuyên môn ở Mỹ để tìm hiểu và chuẩn bị đối phó với tình huống này” – ông Hùng khuyến nghị.

分享到: