【mu vô địch ngoại hạng anh bao nhiêu lần】Bí mật hoạt động tình báo sử dụng tin công khai của Mỹ
Hoạt động tình báo sử dụng các nguồn tin công khai (OSINT) của Mỹ được đánh dấu bằng việc thành lập đài phát thanh ngoài nước trong thành phần Cục Truyền thông ngoài nước (FBIS) trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Sau chiến tranh,ímậthoạtđộngtìnhbáosửdụngtincôngkhaicủaMỹmu vô địch ngoại hạng anh bao nhiêu lần FBIS được chuyển về biên chế của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). Tuy vậy, trong một thời gian dài, OSINT chỉ được xếp vào vị trí thứ yếu. Mạng lưới điệp viên và vệ tinh trinh sát được coi trọng hơn.
Ảnh minh họa |
Tác động chủ yếu làm thay đổi và nâng cao vai trò của OSINT chính là cuộc cách mạng thông tin, mở ra những khả năng to lớn cho mạng Internet và nâng cao khả năng tiếp cận từ các tài nguyên thông tin khác nhau. Năm 2004, Tổng thống Mỹ Bush đã ký Đạo luật về cải tổ hoạt động tình báo, trong đó coi OSINT thành một loại hình đầy đủ và bình đẳng trong hoạt động của cộng đồng tình báo Mỹ.
Trên tinh thần đạo luật này, Chính phủ Mỹ đã xây dựng Trung tâm quốc gia về hoạt động tình báo công khai. Các chuyên gia của Trung tâm, trên cơ sở phân tích các nguồn tin công khai, hàng năm soạn thảo hơn 2.000 bản dịch, báo cáo phân tích, báo cáo tổng hợp, báo cáo hình ảnh, bản đồ...
Nội dung các báo cáo bao quát gần như tất cả các lĩnh vực quan trọng như chính trị quốc tế, quân sự, kinh tế, khoa học-công nghệ, hoạt động khủng bố và chống khủng bố, phổ biến công nghệ quân sự, an ninh nội địa…
Trung tâm cũng thực hiện công tác đào tạo nhân viên phân tích thông tin cho gần 60 cơ quan, trong đó có Nhà Trắng, Lầu Năm Góc, CIA, Nghị viện châu Âu và nhiều hãng công nghiệp quốc phòng lớn ở Mỹ.
Bên cạnh Trung tâm quốc gia, Chính phủ Mỹ còn thành lập một mạng lưới rộng khắp các trung tâm chuyên tiến hành hoạt động OSINT và cung cấp thông tin cho hơn 7.000 người sử dụng. Ví dụ, Phòng Nghiên cứu liên bang của Thư viện Quốc hội Mỹ chuyên phân tích thông tin về các vấn đề đối nội, đối ngoại, bảo đảm an ninh quốc gia để phục vụ chính phủ liên bang.
Các chuyên gia của cơ quan này có khả năng dịch và phân tích các nguồn tin nước ngoài bằng 25 thứ tiếng. Quốc hội Mỹ còn có Trung tâm dịch thuật ảo quốc gia, gồm một đội ngũ các chuyên gia ngôn ngữ học và phiên dịch có tay nghề cao, được phép sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động, trong đó có hệ thống phiên dịch tự động bằng máy tính điện tử.
Các trung tâm đều có sự hợp tác chặt chẽ với Cục Điều tra Liên bang Mỹ, CIA, Bộ Quốc phòng, Bộ An ninh nội địa và Hội đồng tình báo quốc gia Mỹ.
Hoạt động OSINT của Bộ Quốc phòng Mỹ
Bộ Quốc phòng Mỹ xem OSINT là một phần không tách rời của bất kỳ chiến dịch tình báo nào do quân đội Mỹ tiến hành, tin tình báo công khai là cơ sở để soạn thảo các loại báo cáo khác, cho phép các cơ quan tình báo giải quyết rất nhiều nhiệm vụ khác nhau mà không cần phải huy động lực lượng điệp viên hay sử dụng các phương tiện kỹ thuật đắt tiền.
Một trong những trung tâm tình báo OSINT nổi tiếng nhất của quân đội Mỹ là Viện Nghiên cứu châu Á (ASD), chủ yếu phục vụ cho Bộ Tư lệnh liên quân Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trực thuộc Bộ Chỉ huy tình báo và an ninh lục quân Mỹ, ASD được đánh giá cao do có những công trình nghiên cứu có giá trị về nhiều vấn đề khác nhau, từ các cơ quan chỉ huy tối mật của quân đội Triều Tiên đến các chương trình vũ trụ của Trung Quốc.
Trong biên chế của ASD có nhiều nhân viên dân sự người Mỹ và Nhật Bản. Trong đó, nhân viên người Mỹ chủ yếu là thành viên lực lượng dự bị và cựu binh Lực lượng cận vệ quốc gia lục quân Mỹ; nhân viên người Nhật làm việc hợp đồng ở các vị trí chuyên gia dịch thuật, lưu trữ, hành chính, thu thập, phân tích và xử lý thông tin... ASD có khả năng xử lý, phân tích thông tin về nhiều khu vực khác nhau trên thế giới bằng tiếng Trung Quốc, Nhật Bản, Khmer, Triều Tiên, Hindu...
ASD không phải là một trung tâm phiên dịch. Ngược lại, một bộ phận nhân viên của nó chuyên thu thập, xử lý thông tin và ra báo cáo bằng tiếng địa phương; sau đó, nhân viên của một bộ phận khác sẽ dịch các báo cáo và tài liệu đó sang tiếng Anh.
Bên cạnh ASD, Cục Nghiên cứu về lực lượng vũ trang nước ngoài (FMSO), có văn phòng tại Fort Leavenworth (bang Kansas), cũng đóng vai trò rất quan trọng. Trên cơ sở xử lí các nguồn tin công khai, cơ quan này nghiên cứu về tình hình quân đội Nga và quân đội các nước châu Âu, châu Á, Mỹ Latin, Trung Quốc; các loại hình và phương thức tiến hành chiến tranh kiểu mới, hoạt động khủng bố…
Bộ Quốc phòng Mỹ còn có nhiều cơ quan tình báo sử dụng các nguồn tin công khai như Trung tâm phân tích liên hợp ở Anh, Cục Thông tin địa lý quốc gia, Trung tâm tình báo của Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt và các bộ tư lệnh chiến lược liên quân, cùng nhiều tổ chức, cơ quan khác… Trong số các đơn vị Mỹ ở nước ngoài, sư đoàn 3 bộ binh cơ giới từng chiếm đóng ở Iraq năm 2005 là đơn vị có nhiều kinh nghiệm tiến hành hoạt động OSINT.
Tất cả các trung tâm tình báo OSINT thuộc cộng đồng tình báo Mỹ liên kết lại thành một hệ thống thông tin thống nhất, mang tên Hệ thống Thông tin các nguồn tin công khai (OSIS), các phương tiện kỹ thuật của mạng là DNI-U.
>> Đọc tin thế giới 24h trên VietNamNet
Nguyên Phong
Bí mật hoạt động trước đây của CIA ở Philippines
Từ giữa những năm 1950, các căn cứ Mỹ ở Philippines nằm dưới sự chỉ đạo của các Đại tá CIA Edward Lansdale và Lucien Conein.
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/835b298631.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。