Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh phát biểu tại Lễ mít tinh Kỷ niệm Ngày tiêu chuẩn thế giới 14/10/2015
Mỗi năm,ỷniệmngàytiêuchuẩnthếgiớsoi kèo bologna vs ba tổ chức tiêu chuẩn hoá hàng đầu thế giới ISO, IEC và ITU đều thống nhất đưa ra một chủ đề với các mục tiêu khác nhau. Chủ đề Ngày Tiêu chuẩn thế giới năm nay là “Tiêu chuẩn - Ngôn ngữ chung của thế giới”, một lần nữa nhấn mạnh vai trò quan trọng của tiêu chuẩn “Chìa khóa của khoa học và công nghệ”, là cơ sở nền tảng và định hướng cho các hoạt động khác phát triển, giúp kết nối khoa học và công nghệ với đời sống xã hội.
Với tư cách là thành viên chính thức của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO), Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế (CODEX) và là thành viên liên kết của Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC), Việt Nam có quyền và có trách nhiệm tham gia tích cực vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc tế để sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam có thể vươn ra thị trường thế giới mạnh mẽ hơn. Đồng thời đẩy mạnh việc xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở làm nền tảng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và bảo vệ lợi ích chính đáng cho các doanh nghiệp, cũng như người tiêu dùng Việt Nam.
Phát biểu tại Lễ mít tinh, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh khẳng định, trong hơn 50 năm qua, hoạt động tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đã và đang trở thành công cụ hữu hiệu góp phần đắc lực phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội của đất nước qua các thời kỳ và đưa hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nói chung đi vào nền nếp.
Cho đến nay, hệ thống Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) đã cơ bản được hoàn thiện cả về số lượng, chất lượng và mang tính đồng bộ; hiện có khoảng 8.600 TCVN cho 98 lĩnh vực, với tỷ lệ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đạt khoảng 45%. Tính từ khi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được ban hành năm 2007 cho đến nay, các Bộ, ngành theo trách nhiệm quản lý nhà nước về SPHH đã xây dựng và ban hành hơn 700 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) để quản lý đối với sản phẩm hàng hóa nhóm 2. Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ở nước ta đã có nhiều đóng góp tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống nhân dân, trở thành công cụ hữu hiệu góp phần đắc lực phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội của đất nước qua các thời kỳ và đưa hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nói chung đi vào nền nếp.
“Hoạt động quản lý nhà nước về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cũng được đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động nhằm theo kịp với các chuyển đổi mạnh mẽ trong quản lý kinh tế - xã hội của đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước”, Thứ trưởng Trần Việt Thanh nhấn mạnh.
Ông Phó Đức Sơn - Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đọc thông điệp Ngày tiêu chuẩn thế giới 2015
Trong thời gian qua, tham gia vào các tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế, khu vực, ngoài việc tham gia vào các hoạt động chung theo trách nhiệm của thành viên, Việt Nam đã và đang có những đóng góp tích cực vào việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là các tiêu chuẩn liên quan đến các sản phẩm hàng hoá chủ lực của Việt Nam. Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2010, đặt mục tiêu, đến năm 2020, hệ thống TCVN sẽ có trên 60% hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế.
Việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống TCVN, hệ thống QCVN một mặt đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của quản lý nhà nước đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người và bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; hạn chế nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu, kém chất lượng; đồng thời đảm bảo nâng cấp chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh tế- xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế... Trong xu thế hội nhập, Việt Nam cũng tích cực tham gia vào quá trình xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) theo hướng hài hòa và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực.
Dự Lễ mít tinh có đông đảo đại biểu đến từ Bộ KH&CN, Tổng cục TCĐLCL, Ban kỹ thuật tiêu chuẩn và đại diện các Chi cục TCĐLCL phía Bắc
Đánh giá về kết quả hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn nói riêng và hoạt động TCĐLCL nói chung, Thứ trưởng Trần Việt Thanh cho biết: “Thành tựu mà chúng ta đã đạt được là rất đáng kể nhưng làm sao để duy trì chất lượng, cải tiến hoạt động, nâng cao hiệu quả để khẳng định vai trò và vị trí của tiêu chuẩn hoá trong nước, đồng thời tiến tới hội nhập ngày càng sâu, rộng với quốc tế, khu vực là nhiệm vụ rất nặng nề, đòi hỏi nhiều nỗ lực và tâm huyết của những người làm công tác TCĐLCL, sự tham gia, phối hợp và ủng hộ của các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan trong quá trình xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn. Hy vọng rằng với những nỗ lực của tất cả chúng ta, công tác tiêu chuẩn hóa ở nước ta sẽ không ngừng lớn mạnh và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.
Ngày tiêu chuẩn thế giới năm 2015 có gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên của Tổ chức ISO, IEC, ITU cùng tổ chức kỷ niệm với các hình thức phong phú đa dạng khác nhau. Đây là hoạt động thường niên nhằm tôn vinh lợi ích to lớn của hoạt động tiêu chuẩn hoá trong đời sống kinh tế - xã hội trên toàn cầu; khích lệ, lôi cuốn mọi quốc gia, mọi vùng lãnh thổ và mọi tổ chức, cá nhân tham gia tích cực hơn vào hoạt động tiêu chuẩn hoá.
‘Thí sinh Nguyễn Đức Ngà đủ tiêu chuẩn theo học trường công an’