Giảm bớt thủ tục,ếukhôngtriểnkhainhanhthìkhôngcònlàgóihỗtrợkhẩncấbảng xếp hạng vô địch phần lan các khâu trung gian để chính sách hỗ trợ sớm phát huy hiệu quả Ủy ban Kinh tế: Các chính sách hỗ trợ cần được lượng hóa cụ thể Trình Quốc hội gói chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế khoảng 347 nghìn tỷ đồng |
Tổng các chính sách hỗ trợ ước tính hơn 8,28% GDPChiều 4/1, phát biểu tại phiên thảo luận tổ về dự thảo Nghị quyết chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, việc chuẩn bị nội dung cho kỳ họp bất thường của Quốc hội được triển khai từ sớm, ngay khi Quốc hội đang tiến hành Kỳ họp thứ 2. Tuy nhiên tại thời điểm đó, việc chuẩn bị chưa đảm bảo rõ các nội dung bởi đây là những nội dung lớn, khó. Do đó, các cơ quan đã dự liệu đến trường hợp không kịp trình tại Kỳ họp thứ 2 (tháng 10/2021) nhưng không thể đợi đến kỳ họp thường kỳ của Quốc hội vào tháng 5/2022 thì cần thiết phải tổ chức kỳ họp bất thường của Quốc hội. Để chuẩn bị các nội dung này, Quốc hội và Chính phủ đã triển khai nhiều nhiệm vụ, trong đó, Quốc hội đã tổ chức các tọa đàm chuyên gia, doanh nghiệp, diễn đàn kinh tế. Trong quá trình chuẩn bị nội dung kỳ họp bất thường, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao việc Chính phủ đã tiếp thu tối đa ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) để hoàn thiện các nội dung trình trong gói chính sách tài khóa, tiền tệ. Trong đó có các nội dung như huy động nguồn lực từ Quỹ Viễn thông công ích và Quỹ Phát triển khoa học công nghệ, giảm thuế GTGT 2% áp dụng cho các mặt hàng thiết yếu, lượng tiêu dùng lớn trong một năm. Được biết, nội dung ban đầu trình của Chính phủ chủ yếu là về đầu tư công nhưng trên cơ sở tiếp thu ý kiến UBTVQH và các cơ quan, nội dung chính sách có thêm về lĩnh vực lao động, y tế... Nhờ có quá trình trao đổi nhiều vòng, làm việc ngày đêm, quyết liệt để từ đó thống nhất các nội dung trình Quốc hội được bảo đảm chất lượng. Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ gói chính sách tài khóa, tiền tệ lần này là gói chính sách bổ sung ngoài khung khổ các kế hoạch trung hạn 5 năm mà Quốc hội đã quyết định và ngoài các chính sách đã quyết định trong năm 2020-2021. Do đó, đòi hỏi quyết định một cách thận trọng. Các chính sách nếu không được quyết định đúng và trúng, để xảy ra lãng phí là có lỗi với nhân dân, bởi nguồn lực thực hiện đều từ tiền thuế của nhân dân. Huy động được nguồn lực đã khó, nhưng còn phải phân bổ đúng và trúng, sử dụng hiệu quả, tính khả thi cao. Thời gian thực hiện lại chỉ có 2 năm, nếu không bảo đảm triển khai nhanh, hiệu quả, mà để đến năm thứ 3, thứ 4 thì không còn là gói hỗ trợ khẩn cấp nữa. | Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại phiên họp tổ. |
Đánh giá chung, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, về cơ bản các chính sách phù hợp theo đúng định hướng, kết hợp tài khóa tiền tệ, tác động cả phía cung và phía cầu với quy mô đủ lớn. Theo Chủ tịch Quốc hội, quy mô gói này theo giá trị danh nghĩa công bố khoảng 5,25% GDP, tính theo giá trị thực tế khoảng 4,28%, cộng với 4% của năm trước thì tổng chính sách hỗ trợ cho phục hồi phát triển kinh tế hơn 8,28% GDP. Đây là mức khá cao và gần gấp đôi mức bình quân của các nước có cùng trình độ phát triển như Việt Nam. Như vậy quy mô gói chính sách đủ lớn, thời gian đủ dài, đưa vốn vào những lĩnh vực có thể giải ngân được ngay tạo hiệu qua cho nền kinh tế. Chính sách đặc thù phải có địa chỉ cụ thể, quy trình rõ ràngLiên quan đến các ý kiến của đại biểu Quốc hội đề nghị cần bảo đảm cân đối hơn nữa các chính sách dành cho kinh tế và xã hội, tính toán đến vấn đề lao động, lao động phi chính thức, khôi phục cơ cấu, thị trường lao động, nâng cao chất lượng lao động hay vừa bảo đảm xử lý các vấn đề cấp bách trước mắt vừa bảo đảm các vấn đề phát triển lâu dài, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ sự đồng tình và đề nghị trong quá trình Quốc hội thảo luận, các cơ quan tiếp tục rà soát thêm. Cũng theo Chủ tịch Quốc hội, chính sách cho chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ chưa nổi bật, phần chi từ ngân sách để thúc đẩy các lĩnh vực này trong dự thảo Nghị quyết chưa rõ nét trong khi định hướng về lâu dài là phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, mô hình kinh tế mới, kinh tế xanh, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Do đó, cần phải rà soát ngay các vướng mắc trong việc thực hiện quy định về Quỹ Phát triển khoa học công nghệ. Nếu vướng mắc về pháp lý, kể cả vướng luật thì phải tháo gỡ ngay để cho phép sử dụng được nguồn lực rất lớn đang nằm tại Quỹ này, cho phép doanh nghiệp có thể đầu tư cho đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Nhất trí phải có các cơ chế chính sách khác biệt nhằm bảo đảm giải ngân sớm, hấp thụ nhanh nguồn lực hỗ trợ, Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh yêu cầu phải giữ nguyên tắc, bảo đảm tính thống nhất, minh bạch của hệ thống pháp luật, trong đó, những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ động quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; vấn đề nào đặc thù thuộc thẩm quyền của Quốc hội, UBTVQH thì mới trình Quốc hội, UBTVQH. Các chính sách đặc thù cũng phải chỉ rõ địa chỉ cụ thể, quy trình thủ tục rõ ràng mới triển khai trong thực tế được chứ không thể nói chung chung. Tinh thần là Quốc hội ủng hộ cao nhất để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện. Các cơ chế chính sách thí điểm phải rõ địa chỉ để kiểm soát, cái gì cần sửa luật thì báo cáo Quốc hội để sửa luật. Nếu có ủy quyền, phân cấp thì chỉ ủy quyền, phân cấp một cấp, đi liền với đó là trách nhiệm. Trách nhiệm của Quốc hội và Chính phủ lần này là rất nặng nề, vì đây là vấn đề hệ trọng liên quan đến sự phục hồi và phát triển bền vững của đất nước. Do đó, trách nhiệm càng lớn thì càng phải thận trọng, kỹ lưỡng, Chủ tịch Quốc hội một lần nữa nhấn mạnh. |