Tập trung hoàn thiện cơ sở pháp lý theo mục tiêu Đề án cải cách mô hình kiểm tra chuyên ngành | |
Đưa mô hình cải cách kiểm tra chất lượng,ảiquannângcaonguồnlựcđểthựchiệnKTCLATTPhàngnhậpkhẩti le keo chau a an toàn thực phẩm vào thực tiễn | |
Áp dụng đầy đủ nguyên tắc quản lý rủi ro trong mô hình kiểm tra chuyên ngành mới |
Công chức Cục Kiểm định hải quan thực hiện phân tích hàng hóa XNK. Ảnh: Quang Hùng |
Để triển khai nhiệm vụ, Bộ Tài chính đã giao Tổng cục Hải quan nâng cao nguồn lực của cơ quan Hải quan để thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.
Cụ thể, cơ quan Hải quan cơ cấu, củng cố, tổ chức lại nguồn nhân lực để đảm bảo thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.
Xác định nhu cầu về nguồn nhân lực làm công tác kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm tại cục hải quan các tỉnh, thành phố và Cục Kiểm định hải quan; điều chuyển nội bộ trong nội bộ và xác định nhu cầu tuyển dụng bổ sung. Lên phương án tuyển dụng bổ sung nhân lực có trình độ đáp ứng yêu cầu, trình cấp có thẩm quyền (nếu cần thiết).
Nhiệm vụ quan trọng để triển khai nhiệm vụ là Tổng cục Hải quan đào tạo cán bộ hải quan tại các đơn vị thuộc cục hải quan tỉnh, thành phố và cán bộ Cục Kiểm định hải quan đảm bảo năng lực thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an hoàn thực phẩm đối với hang hóa nhập khẩu tại cửa khẩu.
Để triển khai công tác đào tạo cán bộ, Bộ Tài chính giao Tổng cục Hải quan xác định nội dung và nhu cầu đào tạo phục vụ công tác kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu. Phối hợp bộ quản lý ngành, lĩnh vực tổ chức đào tạo về văn bản quy phạm pháp luật và quy trình thủ tục; kỹ năng kiểm tra.
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan trang bị máy móc trang thiết bị kỹ thuật phục vụ kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu.
Củng cố, chuẩn hóa nguồn lực của cơ quan Hải quan để thực hiện việc phân tích, giám định, chứng nhận, kiểm nghiệm hàng hóa theo chỉ định của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực. Cụ thể như rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, củng cố trang thiết bị của Cục Kiểm định hải quan để thực hiện việc phân tích, giám định, chứng nhận, kiểm nghiệm hàng hóa; cụ thể sửa đổi chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm định và Trung tâm Phân tích; đào tạo nâng cao năng lực thực hiện việc phân tích, giám định, chứng nhận, kiểm nghiệm hàng hóa; hoàn thiện hồ sơ gửi các bộ quản lý ngành, lĩnh vực để được chỉ định thực hiện việc phân tích, giám định, chứng nhận, kiểm nghiệm hàng hóa.
Trước đó, tại Quyết định 38/QĐ-TTg đã xác định nâng cao chất lượng nguồn lực là một trong những giải pháp để triển khai cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa NK.
Trong đó, phải cơ cấu, tổ chức lại nhân lực của cơ quan Hải quan để thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu. Phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực đào tạo, hướng dẫn cho công chức hải quan để đảm bảo chuyên môn thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu.
Chuẩn hóa quy trình, thủ tục, trang bị bổ sung máy móc, thiết bị của cơ quan Hải quan để đáp ứng yêu cầu kiểm tra chất lượng hàng hóa, kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Đồng thời mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định thông quan rà soát, chuẩn hóa năng lực, quy trình nghiệp vụ của các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định. Tăng cường năng lực của các đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm định, phân tích, giám định,... của cơ quan Hải quan đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với tổ chức chứng nhận sự phù hợp, được công nhận hoạt động, chỉ định để tham gia thực hiện chứng nhận/giám định hàng hóa.