当前位置:首页 > La liga

【soi keo tottenham aston villa】Quản lý thuế theo phương pháp rủi ro: Vừa làm vừa hoàn thiện

Tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro

TheảnlýthuếtheophươngpháprủiroVừalàmvừahoànthiệsoi keo tottenham aston villao quy định của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 về việc áp dụng cơ chế quản lý rủi ro, đồng thời nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế (NNT), tạo sự công bằng, minh bạch trong thực hiện chính sách pháp luật thuế, ngành Thuế đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá rủi ro.

Bộ tiêu chí này được chia thành hai loại: Tiêu chí động (21 tiêu chí) và tiêu chí tĩnh (tiêu chí này do từng cục thuế áp dụng bổ sung để phù hợp với tình hình quản lý tại địa phương). Đây là tiêu chuẩn, căn cứ để cơ quan thuế đánh giá mức độ rủi ro, đánh giá việc tuân thủ pháp luật thuế đối với NNT.

Bộ tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro được xây dựng trên cơ sở tổng hợp của nhiều nhóm tiêu chí khác nhau, như nhóm tiêu chí xếp loại quy mô doanh nghiệp (tiêu chí doanh thu, tiêu chí tổng số thuế phát sinh…); nhóm tiêu chí đánh giá về tuân thủ khai thuế, tính thuế (tiêu chí chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định); nhóm tiêu chí đánh giá về tuân thủ nộp thuế (tiêu chí về tỷ lệ giữa tổng số tiền nợ thuế với tổng số thuế đã nộp; tiêu chí số lượng các khoản nợ…).

hóa đơn VAT
Quản lý thuế theo phương pháp rủi ro giúp hạn chế những sai phạm, tăng thu cho NSNN. Ảnh: MN.

Theo lộ trình, ngành Thuế sẽ hướng tới xây dựng bộ tiêu chí cho từng nghiệp vụ quản lý thuế như: Đăng ký thuế, khai thuế, nợ thuế, hoàn thuế, thanh tra, kiểm tra…

Trước mắt, ngành Thuế đang từng bước hoàn thiện bộ tiêu chí, thống nhất đồng bộ với hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành để hướng tới việc xây dựng, lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Đến năm 2016 cơ sở dữ liệu này sẽ triển khai trong toàn ngành Thuế, từ cấp tổng cục đến cấp chi cục.

Ông Bùi Văn Nam - Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho rằng, quản lý thuế theo phương pháp quản lý rủi ro là một vấn đề khó, cần phải vừa làm vừa hoàn thiện. Vì thế, trong quá trình thực hiện, bộ tiêu chí có thể sẽ được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với từng thời kỳ, phù hợp với công tác quản lý thuế và tình hình chấp hành pháp luật của NNT cũng như tình hình kinh tế để làm sao tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, cải cách thủ tục hành chính thuế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, giảm chi phí, thủ tục cho NNT.

Phát sinh nhiều truy thu truy hoàn

Đã triển khai ở 63 cục thuế và 76 chi cục

Ngay từ năm 2011, Tổng cục Thuế triển khai thí điểm quản lý thuế theo phương pháp rủi ro tại 5 văn phòng cục thuế lớn trên cả nước. 2 năm 2012 và năm 2013 tiếp tục mở rộng triển khai. Trong năm 2014, ngành Thuế đã triển khai ứng dụng này trên 63 cục thuế và 76 chi cục; hướng tới xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra cho toàn ngành Thuế đến năm 2015.

Theo Thanh tra Tổng cục Thuế, việc thực hiện phương pháp quản lý rủi ro trong công tác thanh tra đến nay đã đạt được một số kết quả ban đầu như: Giúp cơ quan thuế giám sát chặt chẽ, thường xuyên đối với NNT, giảm sai phạm, góp phần răn đe, tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Hệ thống tiêu chí đã chỉ ra được các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả và có rủi ro về thuế từ đó tập trung thanh tra, kiểm tra có trọng điểm, nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra. Các doanh nghiệp được lựa chọn thanh tra, kiểm tra đều phát sinh số thuế truy thu, truy hoàn, giảm lỗ bình quân trên một đơn vị tăng so với cùng kỳ năm trước.

Cũng theo Thanh tra Tổng cục Thuế, quản lý thuế theo phương pháp rủi ro còn giảm thiểu các thủ tục hành chính về thuế, góp phần đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Chính phủ, tránh chồng chéo, gây phiền hà cho NNT; đảm bảo tính công khai, minh bạch khách quan trong công tác quản lý thuế.

Để tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả của quản lý thuế theo phương pháp rủi ro, một chuyên gia trong lĩnh vực thuế cho rằng, cần phải đưa ra một hệ thống thang điểm thông báo công khai, minh bạch để NNT biết, nhằm mục đích giúp họ thực hiện tốt nhất trách nhiệm của mình. Đây chính là biện pháp áp dụng quản lý thuế theo mức độ tín nhiệm về nộp thuế, trong đó quy định một hệ thống tính điểm.

“Theo hệ thống này, cơ quan thuế sẽ công khai cho các tổ chức, cá nhân biết cách tính điểm của cơ quan thuế, với mong muốn để NNT tuân thủ tốt hơn pháp luật về thuế, nhằm xác định mức độ tín nhiệm đối với NNT của cơ quan thuế” - vị chuyên gia này cho biết.

Cũng theo vị chuyên gia này, hệ thống thang điểm cần phải được xây dựng trên cơ sở cân nhắc, so sánh thực tế quản lý thuế hiện nay của Việt Nam và hệ thống tính điểm ở một số nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Canada, Pháp... Sau khi NNT được đánh giá cao về mức độ tín nhiệm, thì cơ quan thuế cũng cần phải có những chính sách ưu đãi về chế độ quản lý thuế, giảm nhẹ các thủ tục quản lý hành chính.

Ví dụ như: Không bị kiểm tra, thanh tra trong năm thời hạn hiệu lực của năm chấm điểm, hoặc được xếp vào danh sách ưu tiên khi xét hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy trình đơn giản hóa, hoàn thuế trước - kiểm tra sau; được quảng bá lôgô, hình ảnh trên website ngành Thuế, các bài viết biểu dương... Điều này sẽ khuyến khích NNT thực hiện nghĩa vụ thuế cho nhà nước và đóng góp cho cộng đồng./.

Nhật Minh

分享到: