发布时间:2025-01-26 01:51:07 来源:Empire777 作者:World Cup
Xây dựng ĐBSCL trở thành vùng kinh tế nông nghiệp hiện đại và phát triển bền vững là mục tiêu lớn của Đảng và Nhà nước ta. Cụ thể hóa chủ trương này,ĐồngbằngsngCửuLongChchtừhạtầđội hình brentford gặp west ham nhiều Nghị quyết, quyết định, quy hoạch của Đảng và Nhà nước về phát triển ĐBSCL đã và đang được triển khai thực hiện.
Dấu ấn hạ tầng giao thông
Theo đánh giá của Bộ GTVT, hệ thống hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL những năm qua được tập trung đầu tư, đưa vào hoạt động là động lực lớn để ĐBSCL có bước phát triển đột phá. Mạng lưới đường bộ từng bước được quy hoạch, nâng cấp, xây mới theo dạng ô bàn cờ, bao gồm các trục dọc, ngang và hệ thống đường vành đai liên kết với nhau một cách hợp lý.
Nhiều trục quốc lộ đã và đang được nâng cấp, xây mới, trong đó đáng kể có dự án mở rộng quốc lộ 1A đoạn Trung Lương - Cần Thơ; xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Cần Thơ; tuyến đường Nam sông Hậu, tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp... Nhiều cầu lớn vượt sông trên quốc lộ 1A đã được đầu tư, xây mới như cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ, cầu Rạch Miễu, sắp tới là cầu Cổ Chiên, Cao Lãnh, Vàm Cống...
Cầu Cần Thơ đang góp phần phát triển ĐBSCL. Ảnh: Duy Khương |
Hiện Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đang chuẩn bị khánh thành, tạo thêm điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ở “đảo ngọc”. Cùng với đường bộ, đường hàng không, hệ thống đường sông và cảng sông, cảng biển ĐBSCL đã và đang được đầu tư nâng cấp, nhất là các tuyến sông chính, kết hợp với hệ thống đường thủy do các địa phương quản lý đã góp phần nâng cao khả năng kết nối khu vực với các cảng sông, biển như kênh Chợ Gạo, cảng Cái Cui, 2 tuyến đường thủy huyết mạch từ TPHCM đi qua Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên đến Hà Tiên, Cà Mau hay TPHCM đi qua Tiền Giang, Cần Thơ...
Đột phá từ thủy lợi
Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, 10 năm qua, toàn vùng ĐBSCL đã huy động trên 15.300 tỷ đồng xây dựng các công trình thủy lợi, kiểm soát lũ ở vùng Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười; dự án chống ngập các thành phố và dự án Ô Môn - Xà No, Quản Lộ - Phụng Hiệp... Theo đó, hoàn thành 35 công trình thủy lợi vừa và nhỏ, trong số này có 12 công trình phục vụ trên 2.000ha đất nông nghiệp, 20 công trình kiểm soát lũ ở vùng Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười…
Các địa phương vùng ĐBSCL cũng đã xây dựng hơn 754km đê sông và đê biển, nhiều cống đập ngăn lũ, ngăn mặn, qua đó giúp mở rộng diện tích khai hoang, tăng vụ, hình thành thêm những vùng sản xuất mới. Đồng thời xây dựng một số dự án thủy lợi lớn thuộc vùng bán đảo Cà Mau, Nam Măng Thít có tác dụng quan trọng, gắn ngọt hóa với nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ. Các công trình thủy lợi bị hư hại bởi lũ lụt, thiên tai cũng được đầu tư, khắc phục kịp thời, đáp ứng nhu cầu dân sinh, phục vụ tưới tiêu nước cho cây trồng và phát triển nuôi trồng thủy sản.
Điển hình là công trình thoát lũ ra biển Tây do cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt khởi xướng. Công trình có 27 đường thoát lũ ra biển (hệ thống cống vừa phục vụ thoát lũ vừa ngăn mặn). Tại các tỉnh ven biển từ Long An đến Cà Mau, hệ thống đê biển đã hình thành, góp phần hạn chế tình trạng nước biển dâng; các dự án ngọt hóa bán đảo Cà Mau, Nam Măng Thít, cống đập Ba Lai… ngày càng chứng minh được tính hiệu quả trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp.
Liên kết để phát triển
Ngoài hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước, xử lý rác thải) đang dần hoàn thiện, thời gian qua, hạ tầng xã hội của vùng cũng được chú trọng đầu tư đúng mức. Đó là hệ thống đào tạo từ cấp mầm non đến đại học, chương trình kiên cố hóa trường lớp và xây dựng hệ thống y tế cho cả khu vực.
Đến nay, ĐBSCL đã có 12 trường đại học, 1 phân hiệu đại học và 27 trường cao đẳng. Cần Thơ trở thành trung tâm y tế chuyên môn kỹ thuật cao của vùng; hệ thống dịch vụ thương mại, nhà ở đô thị, chương trình xây dựng nông thôn mới, cụm tuyến dân cư… đã và đang tạo ra bộ mặt hiện đại cho vùng đất thuần nông. Tuy nhiên, điều mà nhiều chuyên gia kinh tế quan tâm đó là sự phối hợp giữa các địa phương trong việc khai thác hệ thống hạ tầng ở khu vực ĐBSCL.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế trong khu vực nhận định: Thời gian qua việc liên kết phát triển vùng ở khu vực ĐBSCL còn mang nặng tính hình thức, manh mún, thiếu tính kết nối thực chất và đặc biệt và thiếu tính đột phá. Chính quyền cấp tỉnh hầu như chỉ chú trọng phát triển kinh tế địa phương, ít chú trọng và cũng không biết bắt đầu từ đâu để chú trọng phát triển kinh tế vùng. Mục tiêu của Chính phủ trong việc đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ cũng nhằm liên kết giữa các địa phương trong vùng. Nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong việc liên kết để phát triển thì không những không khai thác được những lợi thế trên mà còn lãng phí cả hệ thống hạ tầng đã được đầu tư.
Để làm được điều này, nhiều chuyên gia cho rằng Trung ương cần nghiên cứu, có cơ chế làm rõ chức năng, nhiệm vụ điều phối phát triển vùng của các bộ, ngành và địa phương; tập trung chỉ đạo và giải quyết những vấn đề mang tính liên kết vùng từ lập quy hoạch, lập kế hoạch và cơ chế chính sách triển khai các dự án cấp vùng, nhằm xây dựng ĐBSCL ngày một hoàn thiện và hiện đại.
Nguồn: SGGPOL
相关文章
随便看看