发布时间:2025-01-26 00:40:18 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh
Để có điện sử dụng, nhiều năm qua, hơn 20 hộ dân ở Tổ 3, Khóm 3 (rạch Bà Hội), thị trấn Thới Bình phải “chia hơi”, nhưng chỉ có thể sử dụng điện sinh hoạt tối thiểu và phải trả với giá rất cao.
Ông Vưu Đắc Thên, người dân sống trong Tổ 3, bức xúc: “Ở thị trấn, nhà cách trung tâm chưa đầy 500 m mà gần 10 năm nay vẫn chưa có điện an toàn để sử dụng. Tôi xin câu đuôi với các hộ dân tuyến bên ngoài cách hàng trăm mét, đường điện chập chờn nhưng giá rất cao, trong khi yêu cầu của chủ câu đuôi muốn có điện xài phải cõng luôn tiền điện cho họ”.
Ông Nguyễn Văn Mười, Trưởng Khóm 5, thị trấn Thới Bình cùng người dân lo lắng khi đường điện tự dựng bằng cột tràm rất mất an toàn. |
“Mấy năm trước còn khó khăn trong vấn đề chia hơi, hơn nữa biết được sự nguy hiểm khi câu đuôi nên mấy anh em trong xóm rủ nhau làm đơn gởi lên điện lực, UBND thị trấn xin vô điện nhưng không thấy kết quả gì. Mấy lần như vậy, mọi người đành từ bỏ ước mơ kéo điện”, ông Thên ngao ngán.
Cùng chung nỗi lo khi sử dụng đường điện tạm bợ, ông Quách Văn Hiệp, Tổ 2, Khóm 7 (rạch Bà Đặng), phản ánh: “Gia đình tôi sống ở đây trên 30 năm thì chừng ấy năm dùng điện tạm, giá cao ngất ngưởng, yếu đến nỗi không tưới được rau. Hầu hết các đường dây điện đều không đảm bảo an toàn, điện năng hao tổn nhiều, dẫn đến chi phí cao, chất lượng không đảm bảo”.
Đoạn nằm phía sau hậu của Tổ 2 có 12 hộ xài điện chia hơi, nhưng chia làm 2 nhánh, một nhánh 5 hộ thuộc diện khá giả, để tránh cột điện mục, gãy đổ, họ làm cột bằng xi-măng, cốt thép để kéo điện. Tuy nhiên, đường dây có đoạn sà xuống ngang đầu, cách mặt đất khoảng 2 m rất nguy hiểm cho người đi đường.
Ông Thành ngán ngẩm: “Riêng đường dây kéo về nhà tôi có đến 7 hộ, không có điều kiện nên dựng cột tre. Tiền điện hằng tháng chủ hộ báo về rồi chia đều đóng, chứ hoàn toàn không biết mình xài bao nhiêu. Mỗi tháng một hộ đóng từ 200.000-300.000 đồng. Trong khi đó gia đình tôi không đất sản xuất, chỉ làm thuê kiếm cái ăn qua ngày nên vài trăm ngàn cũng khó kiếm”.
Cùng chung hoàn cảnh, tại Khóm 5, thị trấn Thới Bình có vài chục hộ phải sử dụng điện chia hơi, tập trung ở các tuyến kinh như Cựa Gà (Tổ 5), đoạn ngọn rạch Biện Triệu (Tổ 4), tuyến kinh số 3 (Tổ 7).
Ông Nguyễn Văn Mười, Trưởng Khóm 5, cho biết: “Vì cuộc sống cũng như mong muốn tránh rủi ro khi sử dụng điện chia hơi, người dân nhiều lần kiến nghị trong các cuộc họp, tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND yêu cầu được hỗ trợ nhưng chỉ nhận câu trả lời là “từ từ sẽ kéo”. Hết năm này qua năm kia vẫn chưa thấy động tĩnh gì”.
Ông Lê Văn Lạc ở tuyến kinh Cựa Gà, thuộc Tổ 5, Khóm 5, chia sẻ: “Cách đây 6 năm, muốn có điện sử dụng, tôi và 2 hộ còn lại phải bỏ ra trên 4 triệu đồng để kéo điện cách nhà trên 300 m. Nhưng điện rất yếu, nhà này bơm nước thì nhà kia khỏi nấu cơm, khỏi mở quạt. Vào mùa mưa, người dân ở đây không dám ra đường vì sợ cây gãy, đứt đường dây điện rất nguy hiểm, nếu lỡ tay chạm vào cây cối xung quanh cũng bị điện giật ”.
Chủ tịch UBND thị trấn Thới Bình Lê Tiến Phong thông tin: “Địa bàn thị trấn còn 112 hộ dân chưa có điện sử dụng, tình trạng điện chia hơi cũng là vấn đề trăn trở của địa phương, vì việc kéo điện phụ thuộc vào ngành điện. Nguyên nhân của tình trạng này là do không có kinh phí”.
“Thời gian qua, thị trấn cũng đã tăng cường phối hợp với ngành điện chỉ đạo đoàn thể các khóm có sử dụng đường điện tạm tuyên truyền, hướng dẫn người dân thay dây mới và dựng cột điện kiên cố để đảm bảo an toàn khi sử dụng”, ông Phong cho biết thêm.
Thiết nghĩ, ngành điện cần sớm khắc phục tình trạng người dân thị trấn Thới Bình phải sử dụng điện chia hơi, thiếu an toàn như hiện nay./.
Kim Liếu
相关文章
随便看看