【nhận định bóng đá thụy điển】Nông nghiệp thời kỳ tái lập thị xã và thành phố Vị Thanh

 人参与 | 时间:2025-01-12 20:43:22

Ngày 1-9-1999,ệpthờikỳtilậpthịxvthnhphốVịnhận định bóng đá thụy điển Vị Thanh tái lập thị xã, bao gồm thêm các xã Hỏa Lựu, Hỏa Tiến, Vị Tân. Từ đó, diện tích đất nông nghiệp tăng lên 10.331ha, chiếm 89,2% tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã.

Nhờ đẩy mạnh cơ giới trong nông nghiệp, canh tác lúa của thành phố Vị Thanh dù giảm về diện tích nhưng tăng về sản lượng.

Như vậy, bên cạnh cơ cấu kinh tế công nghiệp - thương mại - dịch vụ... nông nghiệp Vị Thanh cần được tăng cường đầu tư, chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn. Sự tập trung chỉ đạo đã mang lại nhiều kết quả bước đầu đáng ghi nhận như đến năm 2000, sản xuất lúa đạt 40.210 tấn, đàn gia cầm 215.000 con, heo trên 13.000 con.

Tiếp tục đẩy mạnh cơ giới hóa trong khâu làm đất, tưới tiêu, vận chuyển, phát triển, sử dụng nhiều sân phơi, lò sấy đảm bảo chất lượng lúa sau thu hoạch. Vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao bước đầu hình thành, cùng với vùng nguyên liệu khóm, mía, cây ăn trái và vành đai thực phẩm. Việc xây dựng nhà máy đường, nhà máy xay lúa (Đan Mạch) đã hỗ trợ, đảm bảo sản phẩm nhà nông làm ra được bao tiêu.

Từ khi tỉnh Hậu Giang thành lập, thị xã Vị Thanh trở thành tỉnh lỵ, mặt trận nông nghiệp càng tăng tốc, hướng đến nền nông nghiệp chất lượng cao. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi đạt nhiều hiệu quả. Giá trị sản xuất nông nghiệp từ năm 2000-2005 đạt 941 tỉ đồng. Cây mía giữ vững 2.500ha, khóm 1.000ha, cây ăn trái 950ha, 73% đất nông nghiệp có đê bao chống lũ, chủ động tưới tiêu. Toàn thị xã có 540 mô hình kinh tế thu nhập từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên.

Giai đoạn này, thị xã thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về “Nông nghiệp - Nông thôn - Nông dân”, tạo nên những đổi mới về sản xuất và đời sống vùng ngoại thành, đến năm 2010, thị xã có 1.300 mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi có giá trị trên 50 triệu đồng/ha/năm. Tình hình sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển mạnh, mang lại kết quả khả quan. Đặc biệt, các mô hình nuôi thủy sản khá thành công, với diện tích 565ha, sản lượng đạt 2.250 tấn. Tuy tỷ trọng nông nghiệp thị xã có giảm (chiếm 13% cơ cấu kinh tế), nhưng giá trị, chất lượng luôn tăng lên. Cùng với toàn tỉnh, phong trào xây dựng nông thôn mới được phát động rộng rãi tại các xã, góp phần tác động phát triển sản xuất.

Tính đến năm 2010, các chỉ số về nông nghiệp thị xã Vị Thanh cho thấy bước phát triển khá rõ nét so với giai đoạn trước. Theo đó, địa phương xác định 3 loại nông sản chiến lược là cây lúa (chủ yếu địa bàn xã Vị Tân và các xã khác); cây mía phát triển tại hầu hết 4 xã ngoại thành và phường VII. Cây khóm nhiều nhất tại xã Hỏa Tiến, Tân Tiến. Riêng mặt hàng khóm Cầu Đúc, cá thát lát cườm Hậu Giang đã trở thành thương hiệu mạnh trên thị trường.

Từ năm 2005, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.050 tỉ đồng, năm 2010 đạt 1.560 tỉ đồng và năm 2015 đạt 2.450 tỉ đồng. Phát động nông dân thực hiện nhiều mô hình sản xuất, đặc biệt là cánh đồng 100 triệu.

Từ năm 2010, thị xã Vị Thanh trở thành thành phố Vị Thanh, diện tích sản xuất nông nghiệp giảm dần nhưng đã chuyển đổi theo hướng đa dạng, khởi sắc như một kiểu “vành đai xanh” của một đô thị phát triển. Trên chặng đường đầu trở thành thành phố (2010-2015), lĩnh vực nông nghiệp đã mang lại thành quả phấn khởi. Qua so sánh, cây lúa giảm 2.000ha, nhưng sản lượng tăng 2.000 tấn; cây mía, cây khóm, rau, màu đều tăng diện tích, sản lượng.

Năm 2015, toàn thành phố có 1.080 mô hình sản xuất trên 100 triệu đồng. Trên chặng đường tiếp theo (2015-2020), nông nghiệp thành phố Vị Thanh tiếp tục có những chuyển biến mới theo hướng “chất lượng cao”, “công nghệ cao”, nỗ lực tạo giá trị gia tăng trên nông sản hàng hóa. Đồng thời, xây dựng thương hiệu mạnh, gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch xanh. Điển hình, nhiều nhà nông ở xã Hỏa Tiến lập trang trại khóm, quy mô từ vài chục héc-ta đến vài trăm héc-ta. Có hộ, canh tác đến 100ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, vào mùa thu hoạch trung bình 30-40 tấn; cá biệt có nơi đạt 200 tấn, doanh thu 40 tỉ đồng/năm.

 Đáng chú ý, việc ứng dụng cơ giới hóa được mở rộng, công tác thủy lợi càng phát huy. Ngoài cây lúa, cây mía, cây khóm cũng được cơ giới hóa, khâu làm đất, tưới tiêu.

Tình hình sản xuất nông nghiệp thành phố Vị Thanh đến năm 2019, như sau: Diện tích đất nông nghiệp (lúa) là 4.500ha, sản lượng lúa 61.198 tấn, năng suất đạt 5,94 tấn/ha. Diện tích cây khóm 1.931,3ha (tăng 455ha so năm 2018)…

Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các xã có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang những giống cây có giá trị kinh tế cao; theo hướng kết hợp dịch vụ du lịch cộng đồng (nông nghiệp). Nhờ cơ giới hóa và ứng dụng tốt các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, phương pháp canh tác thay đổi nhanh, góp phần tăng nguồn thu nhập cho nhà nông.

Có thể nói, từ buổi đầu khẩn hoang, mở đất, nông nghiệp vùng Vị Thanh - Hỏa Lựu có bước tiến qua từng giai đoạn lịch sử. Điều đáng kể là dù diện tích có giảm trong tiến trình đô thị hóa, nhưng năng suất, sản lượng luôn đạt cao, góp phần có hiệu quả vào việc cung ứng nguồn thực phẩm cho thành phố và thị trường gần xa.

VỊ THANH

顶: 65176踩: 8567