【lịch u21 quốc gia】Nghị quyết số 105/NQ

 人参与 | 时间:2025-01-12 20:41:50
Tin manual
Thực hiện các giải pháp trong NQ 105, ngành Nông nghiệp sẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và mục tiêu xuất khẩu năm 2021. Ảnh: Khánh Linh

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã cho biết như vậy khi trả lời báo chí xung quanh việc thực hiện Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 9/9/2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19 (NQ 105).

*PV:Thứ trưởng đánh giá như thế nào về sự cần thiết của NQ 105 trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay?

- Thứ trưởng Phùng Đức Tiến:DN, HTX, hộ kinh doanh là những lực lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, thu ngân sách và đảm bảo công ăn việc làm, tăng thu nhập cũng như xuất khẩu đối với nền kinh tế.

Trước hết phải nói là nhiều năm nay, các DN nông nghiệp đã gặp khó khăn như mô hình sản xuất nhỏ lẻ, hạ tầng yếu kém, kỹ thuật chế biến lạc hậu, ứng dụng công nghệ cao chiếm tỷ lệ chưa nhiều, chuỗi giá trị còn khiêm tốn.

Đặc biệt, trong hoàn cảnh dịch Covid, các DN, HTX, hộ kinh doanh gặp khó khăn, thách thức rất lớn. Một là vốn, do DN không tiêu thụ được sản phẩm, hoặc tồn kho. Hai là lưu thông, phân phối, hiện nhiều nơi còn ách tắc ở cấp xã, huyện. Ba là lao động giảm sút, do về quê, nhớ gia đình, và khó tuyển dụng lực lượng thay thế. Bốn là chưa có quy trình tái sản xuất cho những cơ sở chế biến có ca F0. Năm là mọi chi phí, từ vật tư đầu vào, giống cho tới vận tải đồng loạt tăng. Sáu là tốc độ tiêm vắc-xin chậm, chỉ đạt khoảng 10-15% tại các chuỗi sản xuất.

Tin manual
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến

Trong bối cảnh khó khăn của dịch Covid-19, để đảm bảo những mục tiêu từ nay đến cuối năm vừa chống dịch vừa phục hồi phát triển kinh tế, Chính phủ đã ban hành NQ 105 rất kịp thời và cũng có nhiều cơ chế, chính sách được Đảng, Quốc hội, Chính phủ quan tâm.

NQ 105 với những hướng dẫn cụ thể, chi tiết tới các bộ, ban, ngành đã điểm trúng những khó khăn này. Với ngành nông nghiệp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã trực tiếp chỉ đạo trong hội nghị hôm 13/9 và đề ra 3 nội dung chính. Đó là phục hồi sản xuất; đẩy mạnh lưu thông, phân phối và hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD trong năm 2021.

*PV:Vậy từ nay đến cuối năm, Bộ NN&PTNT sẽ có những kế hoạch cụ thể nào để hỗ trợ DN, HTX, hộ kinh doanh phục hồi sản xuất, thưa Thứ trưởng?

- Thứ trưởng Phùng Đức Tiến:Để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN, HTX, hộ kinh doanh, dựa trên những chỉ đạo từ Chính phủ, trước mắt Bộ NN&PTNT sẽ rà soát lại các DN, HTX trong 4 nhóm ngành hàng bị ảnh hưởng nhiều nhất là trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp ở các tỉnh, thành, đặc biệt là các nơi giãn cách. Trên cơ sở thống kê năng lực sản xuất, cung ứng hiện tại, Bộ NN&PTNT sẽ chuẩn bị giống, vật tư đầu vào, thuốc thú ý, thuốc bảo vệ thực vật, vắc-xin cho vụ sản xuất mới. Sau khi nắm tình hình, bộ sẽ tổ chức những hội nghị chuyên đề về các vấn đề cụ thể, để tập trung tháo gỡ khó khăn cho từng ngành...

Cùng với phục hồi sản xuất, xuất khẩu cũng là một trong những mục tiêu quan trọng Chính phủ giao cho Bộ NN&PTNT, do đó, ngành Nông nghiệp sẽ nỗ lực để các mặt hàng nông, lâm, thủy sản được lưu thông tốt nhất, bán được giá nhất.

Thực tế, hiện nay công tác phòng chống dịch của Hà Nội làm rất chặt chẽ, số ca F0 và số ca F0 ngoài cộng đồng giảm rất rõ; tại TP.Hồ Chí Minh cũng đã có dấu hiệu rất tích cực. Như vậy, nếu thực hiện các giải pháp của Chính phủ trong NQ 105 và trong chỉ thị sắp tới thì chúng tôi nghĩ rằng ngành Nông nghiệp sẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và đạt được mục tiêu xuất khẩu từ nay đến cuối năm. Dựa trên những tiên lượng phục hồi sau dịch bệnh, chúng tôi sẽ phấn đấu đạt bằng được các mục tiêu, để nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế.

*PV:Thưa Thứ trưởng,một trong số nhiệm vụ của Thủ tướng giao cho Bộ NN&PTNT là liên kết, sản xuất phân phối hàng hóa theo chuỗi đặt hàng và thông qua bằng cách tổng hợp hoặc dự báo sản lượng, chất lượng hàng hóa, liên kết chào bán. Bộ NN&PTNT có kế hoạch gì để đặt hàng trong thời gian tới?

- Thứ trưởng Phùng Đức Tiến:Trong thời gian bị Covid-19 ảnh hưởng, các phương thức giao dịch thương mại thay đổi. Ngành Nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung cũng phải theo xu thế để đáp ứng được các nhu cầu mới. Đó là lý do, Bộ NN&PTNT đã chủ động thành lập hai tổ công tác ở phía Nam và phía Bắc nhằm kết nối tiêu thụ nông sản và nắm chắc tình hình sản xuất, lưu thông, phân phối.

Một điều dễ nhận thấy, là khi Covid-19 xảy ra, các chuỗi liên kết bị đứt gãy. Chúng ta tổ chức sản xuất trong trạng thái bình thường, nhưng lúc thu hoạch, phân phối lại trong thời gian dịch bệnh. Các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể và tiêu dùng ngoài gia đình bị ngưng hoạt động dẫn đến nhu cầu giảm. Vì thế, cần tính toán lại toàn bộ quá trình để tổ chức lại từ sản xuất, tiêu thụ, phân phối, đảm bảo lương thực, thực phẩm cho 100 triệu dân cũng như xuất khẩu.

Song song với ổn định sản xuất, Bộ NN&PTNT sẽ cùng Bộ Công thương, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể địa phương về vấn đề truy xuất nguồn gốc, tem, nhãn mác để phù hợp với tình hình bình thường mới. Cùng với sự ra đời của NQ 105, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp để chỉ đạo quyết liệt, tháo gỡ kịp thời khó khăn nảy sinh.

*PV:Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Nghị quyết 105 yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Công thương, các địa phương, hiệp hội, ngành hàng tổng hợp tình hình sản xuất, tiêu thụ, hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến, hộ kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, kịp thời triển khai các giải pháp tháo gỡ, không để đứt gãy sản xuất, đảm bảo cung ứng, tiêu thụ, nhất là lương thực, thực phẩm, các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu khi thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội trong phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh chuyển sang sản xuất và phân phối các sản phẩm nông sản theo phương thức đặt hàng để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu thông qua việc tổng hợp, dự báo sản lượng, chất lượng hàng hóa và liên kết chào bán.
顶: 86踩: 46