【bóng đá vô địch quốc gia pháp】Thêm một bộ phim tài liệu đặc sắc về Bác

Bộ phim tài liệu “Hồ Chí Minh - Con đường phía trước” do TFS sản xuất,ộtbộphimtiliệuđặcsắcvềbóng đá vô địch quốc gia pháp sẽ được phát trên HTV9, lúc 20 giờ 45 phút ngày 31-8 và 1-9.  Phim sẽ tái hiện một giai đoạn lịch sử cách nay 100 năm, khi lần đầu Bác đến Liên Xô (nước Nga ngày nay), giai đoạn 1923-2023, với giấy thông hành mang tên người thợ ảnh “Chen Vang”...

Đoàn làm phim bên bức tượng Bác Hồ tại Saint Petersburg được khánh thành ngày 30-6 vừa qua.

Năm 1917, sau sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga, người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc khi đó đang ở Pháp, càng quyết tâm phải tìm ra con đường để giải phóng dân tộc. Trên hành trình tìm đường cứu nước, với kim chỉ nam là Chủ nghĩa Mác-Lênin, Bác đã trở thành người mở đường, dẫn đường cho cả dân tộc Việt Nam thoát khỏi áp bức, gông xiềng, để trở thành một nước độc lập, tự do. Người đã tìm ra câu trả lời cho những trăn trở của mình, tìm được con đường giải phóng dân tộc theo tư tưởng cách mạng của Lê Nin từ bản “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”.

Lần theo ý tưởng này, Người đã đến Liên Xô mang theo bao khát khao được gặp Lênin. Trên hành trình đó, có những giai đoạn mà chúng ta ít biết, trong đó có khoảng thời gian Bác đến Saint Petersburg vào những năm 1923. Phim đi sâu vào khai thác giai đoạn này, bằng những tài liệu có được, bằng những giả thiết để lý giải về việc làm thế nào mà Bác qua được tai mắt của mật thám Pháp, để đến Liên Xô dự Đại hội Quốc tế Cộng Sản V. Bác đã làm gì trong thời gian đầu ở Liên Xô, ở Saint Petersburg...

Với góc nhìn đầy mới mẻ, bộ phim tái hiện lại giai đoạn này, giúp người xem hiểu thêm về lòng yêu nước, ý chí và tinh thần thép, quyết tâm vượt mọi trở ngại để hoàn thành mong ước tìm ra con đường giải phóng dân tộc của Người. Phim còn khai thác những giá trị tinh thần về tình cảm mà Bác dành cho nước Nga, người dân Nga dành cho Bác suốt 100 năm qua..., bằng việc đến những địa điểm, dấu ấn mang tên gọi của Bác, gặp gỡ những nhân chứng, nhân vật lịch sử để tái hiện cơ bản giai đoạn này và hành trình mà người thanh niên yêu nước đã trải qua trên đất khách.

Phim có 2 tập. Câu  chuyện được bắt đầu từ dòng sông Neva thành phố Saint Petersburg, nơi có chiến hạm Rạng Đông, nhìn về điện Smolny, nơi lưu dấu hình ảnh một vị lãnh tụ kiệt xuất Lênin, người đặt nền móng cho sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Câu chuyện dần mở ra với chuyến tàu Karl Liebknecht... Từ Pháp, Bác đã tìm cách sang Đức và trên con tàu này, Bác lên đường đến Petrograd (nay là Saint Petersburg - cái nôi Cách mạng tháng Mười Nga). Những thông tin ít ỏi vẫn còn được lưu lại trong tập hồ sơ nhập cảnh vào Petrograd ngày 30-6-1923... Tất cả đều được đoàn làm phim thu thập và thể hiện một cách cô đọng, sâu sắc. Dấu chân của những người làm phim còn kịp đến Saint Petersburg vào cuối tháng 6 vừa qua, để ghi lại hình ảnh khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt tại đây, là tượng đài thứ 5 của Bác ở Nga, để kịp ghi lại những thước phim quý giá.

Đoàn làm phim còn gặp ở những khách mời đặc biệt, để làm rõ hơn hành trình của Bác đến Liên Xô: PGS.TS Hà Minh Hồng, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, GS.TS Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, ông Ngô Đức Mạnh, Đại sứ Việt Nam tại Nga (nhiệm kỳ 2018-2021)... Qua đó, giúp người xem hiểu thêm, có nhiều thông tin quý giá về một khoảng thời gian ngắn nhưng đầy ý nghĩa trong cuộc đời của Bác.

THẢO HƯƠNG

World Cup
上一篇:Cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids tại Việt Nam
下一篇:Hội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tế