当前位置:首页 > La liga

【kết quả thi đấu bóng đá đêm qua】35% người Việt ngại chuyển đổi số, áp dụng công nghệ mới

TheườiViệtngạichuyểnđổisốápdụngcôngnghệmớkết quả thi đấu bóng đá đêm quao khảo sát mới nhất của Dell Technologies, khoảng một nửa các lãnh đạo IT tại Việt Nam cho rằng doanh nghiệp của họ hiểu rõ hệ quả của việc chuyển đổi số nguồn nhân lực.

Thế nhưng sau quá trình chuyển đổi quá nhanh, nhiều nhân viên đang đối mặt với việc thích nghi và bắt kịp những thay đổi. Đáng chú ý, 43% số người tham gia khảo sát tại Việt Nam tin rằng doanh nghiệp của họ đã đánh giá chưa đúng tầm quan trọng của con người khi lên kế hoạch các chương trình chuyển đổi số.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các doanh nghiệp và người lao động cần thời gian để nghỉ ngơi, thích nghi và điều chỉnh trước khi bắt tay tiếp vào những dự án mới sau giai đoạn chuyển đổi số quá nhanh. 

Ông Trần Vũ (Dell Technologies) cho rằng, các doanh nghiệp cần đảm bảo những công cụ và hạ tầng số cần thiết để hỗ trợ nhân viên. Ảnh: Trọng Đạt

Cũng cần lưu ý, khi theo báo cáo của Dell Technologies, 71% người tham gia khảo sát tại Việt Nam tin rằng sự phản kháng của nguồn nhân lực với việc thay đổi có thể dẫn đến thất bại của chuyển đổi số. 

Hơn 53% người tham gia khảo sát tại Việt Nam lo ngại họ sẽ bị tụt hậu trong thế giới số đang phát triển nhanh do thiếu người có đủ thẩm quyền hoặc tầm nhìn để tận dụng cơ hội. Đây cũng chính là lý do mô hình as-a-Service (coi chuyển đổi số như một dịch vụ) trở thành lựa chọn cho nhiều doanh nghiệp.

Theo ông Amit Midha, Chủ tịch, khu vực châu Á – Thái Bình Dương & Nhật Bản, Nhóm giải pháp Thành phố số trên toàn cầu (Dell Technologies), việc chuyển đổi số bền vững chỉ xảy ra khi con người và công nghệ giao thoa với nhau.

Để chuyển đổi số hiệu quả, vị chuyên gia này khuyên các doanh nghiệp nên cân nhắc việc cung cấp cho nhân viên trải nghiệm làm việc bảo mật và đồng nhất, đồng thời cho họ công cụ hỗ trợ bằng công nghệ để tăng hiệu quả làm việc.

Từ nhu cầu chuyển đổi số của những người tham gia khảo sát, Dell và các chuyên gia nghiên cứu hành vi độc lập đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng, chỉ có 7% người lao động tại Việt Nam đang theo đuổi các dự án hiện đại hóa. Đáng lo ngại hơn khi 35% người tham gia khảo sát từ Việt Nam cho thấy những dấu hiệu chậm trễ hoặc không muốn chấp nhận thay đổi.

Theo các chuyên gia, đây là thời điểm các doanh nghiệp cần phải phân tích và xem xét trước khi bắt đầu dự án chuyển đổi số mới. Điều này nhằm đảm bảo người lao động được hỗ trợ đầy đủ và hiểu rõ giai đoạn triển khai tiếp theo của quá trình chuyển đổi số.

Trọng Đạt

分享到: