【cúp c1 trực tiếp kênh nào】Bờ vực sụp đổ hay ngã rẽ của Liban?
Tổng thống Lebanon: Vụ nổ ở Beirut có thể do bom hoặc sự can thiệp từ bên ngoài | |
Lebanon dự báo con số thương vong trong vụ nổ ở Beirut còn tăng cao | |
Gần 4.000 người thương vong trong vụ nổ lớn chưa từng có tại Lebanon | |
Vì sao Mỹ huỷ đàm phán với Taliban?ờvựcsụpđổhayngãrẽcủcúp c1 trực tiếp kênh nào | |
Vết dầu loang chiến sự tại Bắc Liban |
Cảnh tàn phá tan hoang sau vụ nổ ở cảng Beirut, Liban. |
Vụ nổ xảy ra ngày 4/8 tại một nhà kho chứa 2.750 tấn amoni nitrat ở cảng Beirut tương đương một trận động đất có độ lớn 4,5 đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Số nạn nhân thiệt mạng đã lên tới 158 người, trong khi hơn 6.000 người bị thương và 21 người mất tích. Vụ nổ còn khiến khoảng 300.000 người mất nhà cửa, thiệt hại ước tính khoảng 3 tỷ USD. Theo Liên Hợp quốc, ít nhất 15 cơ sở y tế, trong đó có 3 bệnh viện lớn, đã bị phá hủy nghiêm trọng; ngoài ra có hơn 120 trường học bị hư hại nặng, dẫn tới nguy cơ gián đoạn việc học của 55.000 trẻ em Liban.
Đối với nhiều người dân Liban, vụ nổ kinh hoàng này đã “giáng một đòn mạnh” khiến cuộc khủng hoảng ở quốc gia này thêm trầm trọng, đẩy nền kinh tế bên bờ vực sụp đổ, đồng thời cũng cho thấy vấn nạn tham nhũng và quản lý yếu kém của các cơ quan công quyền. Chính phủ Liban thông báo rằng dự trữ ngũ cốc của nước này sẽ chỉ đủ dùng trong 1 tháng và bột mì sẽ không được đưa ra bán lẻ.
Các chuyên gia Liban cho rằng thảm họa ở thủ đô thực sự đẩy Liban tới "vực thẳm sống còn" bởi chính phủ nước này hiện tại hoàn toàn không có kinh phí để khôi phục những gì đã bị phá hủy. Theo nhà kinh tế học Liban Bassem Ajaqah, thiệt hại kinh tế của Liban có thể được chia thành hai loại: cơ sở hạ tầng và lương thực. Về cơ sở hạ tầng, đó là các bất động sản đã bị hư hại hoặc phá hủy và cảng Beirut đã bị phá hủy hoàn toàn. Về vấn đề lương thực, đó là kho lương thực, bột mì và ngũ cốc tại cảng bị tiêu hủy hoàn toàn. Hậu quả của vụ nổ là vô cùng nghiêm trọng đối với các vấn đề hậu cần của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong tương lai, vì cảng Beirut đã tiếp nhận và vận chuyển tới 70% sản phẩm lưu chuyển hàng hóa quốc gia. Chưa hết, thảm họa lớn này dẫn đến một thực tế không thể tránh khỏi là việc đóng cửa một số công ty và xí nghiệp có liên quan hoặc trực tiếp đặt tại các cơ sở bị phá hủy. Điều này có nghĩa là hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn người chắc chắn sẽ mất việc làm. Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Marwa Othman tin rằng Liban giờ đây khó có thể tái thiết thành phố một cách độc lập và khó hồi phục nền kinh tế. Ông cho biết việc khôi phục thủ đô sẽ tiêu tốn khoảng 30 tỷ USD và con số này có thể còn tăng lên gấp nhiều lần.
Bên cạnh gây sức ép về kinh tế, vụ nổ còn gây sức ép về chính trị.
Trong bối cảnh sự bất bình và giận dữ của công chúng cũng như ngay cả trong các thành viên nội các ngày càng gia tăng sau khi xảy ra vụ nổ kinh hoàng ở cảng Beirut, Thủ tướng Liban Hassan Diab đã chính thức tuyên bố việc từ chức của Chính phủ do ông đứng đầu. Thủ tướng Diab khẳng định vụ nổ ở cảng Beirut tàn phá thủ đô và gây phẫn nộ dư luận là kết quả của nạn tham nhũng tràn lan, đồng thời ủng hộ lời kêu gọi của người dân Liban để những người chịu trách nhiệm về "tội ác này" bị đưa ra xét xử.
Hiện chưa thể biết chắc vụ nổ này có trở thành "chất xúc tác" được mong đợi từ lâu để đánh bật tầng lớp chính trị khó có thể thay đổi của Liban - những người phải chịu trách nhiệm về tình trạng tham nhũng và quản lý đất nước yếu kém kéo dài nhiều năm qua - hay không. Cho dù vụ nổ này khơi mào cho sự thay đổi, Liban sẽ phải trải qua nhiều năm bất ổn và biến động trước khi tới được đích. Fawaz Gerges, Giáo sư về chính trị Trung Đông tại Trường Kinh tế London, dự báo trong thời gian tới, Liban có thể sẽ áp dụng một tiến trình bầu cử mới, một chính phủ mới và một hệ thống quản lý đất nước mới và tất cả những điều này sẽ phải đối mặt với những thách thức to lớn.
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/830f296879.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。