【vua phá lưới ligue 1】Điều chỉnh đối tượng áp dụng Luật Đấu thầu, đại biểu lo ảnh hưởng quyền tự chủ của doanh nghiệp

作者:Nhà cái uy tín 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 19:32:36 评论数:

Trong quá trình góp ý cho dự thảo Luật Đấu thầu,ĐiềuchỉnhđốitượngápdụngLuậtĐấuthầuđạibiểuloảnhhưởngquyềntựchủcủadoanhnghiệvua phá lưới ligue 1 đến nay hầu hết các vấn đề đã được thống nhất, tuy nhiên còn một vấn đề vẫn được các đại biểu Quốc hội tiếp tục tranh luận là về đối tượng điều chỉnh liên quan đến doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Áp dụng Luật Đấu thầu để đảm bảo minh bạch, phòng ngừa tiêu cực

Báo cáo tại Quốc hội, UBTVQH trình ra 2 phương án về đối tượng áp dụng liên quan đến doanh nghiệp có vốn nhà nước. Phương án 1 theo đề xuất Chính phủ là chỉ áp dụng Luật Đấu thầu đối đối với hoạt động lựa chọn nhà thầu của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), đồng thời bãi bỏ điểm c khoản 1 Điều 1 Luật Đấu thầu hiện hành để không áp dụng Luật này đối với các dự án có sử dụng vốn nhà nước, vốn của DNNN từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án.

Phương án 2, quy định đối tượng áp dụng đối với dự án đầu tư của DNNN và doanh nghiệp có trên 50% vốn thuộc sở hữu của DNNN, nhằm quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư của nhà nước vào doanh nghiệp.

Phát biểu tại phiên họp cho ý kiến về dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), đại biểu Lê Thị Song An (đoàn Long An) ủng hộ phương án 2 về áp dụng với doanh nghiệp có trên 50% vốn thuộc sở hữu của DNNN để đảm bảo tính khả thi, tính pháp lý, đồng thời tránh việc lạm dụng các cơ chế khác để né tránh các quy định của Luật Đấu thầu, bảo toàn các nguồn vốn đầu tư của nhà nước, giúp quá trình lựa chọn nhà thầu công khai, minh bạch. Đây cũng là phương án được các đại biểu Trần Văn Tiến (đoàn Vĩnh Phúc), đại biểu Đỗ Thị Việt Hà (đoàn Bắc Giang), đại biểu Lê Hoàng Anh (đoàn Gia Lai), đại biểu Khang Thị Mào (Yên Bái) ủng hộ.

Theo đại biểu Đỗ Thị Việt Hà, trong thực tế, nhiều DNNN đã sử dụng vốn của mình thành lập các công ty con để phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh. Với quan điểm ở nơi đâu có sử dụng vốn, tiền ngân sách nhà nước (NSNN) thì ở đó phải có cơ chế phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đại biểu cho rằng ở những doanh nghiệp nhà nước nắm vốn chi phối thì vẫn phải áp dụng cơ chế đấu thầu như dự án sử dụng vốn nhà nước để đảm bảo tính công khai, minh bạch, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.

Đại biểu Lê Hoàng Anh cho rằng, đấu thầu là biện pháp để đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế, nên không thể loại trừ nhóm các doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Điều chỉnh đối tượng áp dụng Luật Đấu thầu, đại biểu lo ảnh hưởng quyền tự chủ của doanh nghiệp
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP.HCM)

Ở góc nhìn khác, đại biểu Phan Đức Hiếu (đoàn Thái Bình) ủng hộ phương án 1 bởi nếu áp dụng theo phương án 2, nghĩa là mở rộng phạm vi áp dụng Luật Đấu thầu cho công ty con của DNNN, đồng nghĩa sẽ mở rộng thêm 4 nhóm đối tượng áp dụng Luật Đấu thầu, như vậy phạm vi là rất rộng, đại biểu nêu rõ.

Bên cạnh ủng hộ lý do Chính phủ đã giải trình khi đề nghị áp dụng phương án 1, đại biểu Phan Đức Hiếu nhắc tới chủ trương, chính sách, nội dung các nghị quyết của Đảng và các hệ thống pháp luật liên quan đến DNNN và lo ngại, phương án 2 sẽ tác động đến tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của DNNN.

Theo đại biểu, Đảng, Nhà nước đang yêu cầu tách bạch chức năng chủ sở hữu quản lý và chức năng quản trị kinh doanh của DNNN. Chúng ta cũng đang thể chế hóa nguyên tắc này theo hướng phân DNNN ra làm các cấp độ, đó là công ty mẹ, công ty con với các mức độ sở hữu 100% hay trên 50%, từ đó thì có phương thức và cách thức quản lý khác nhau và phù hợp với từng loại DNNN.

“Nếu như chúng ta mở rộng phạm vi áp dụng Luật Đấu thầu và đánh đồng các chủ thể, áp dụng cứng nhắc một phương thức quản lý, tôi quan ngại về sự phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng, hệ thống pháp luật đã được thiết kế”, đại biểu Phan Đức Hiếu bày tỏ lo ngại.

Cũng theo đại biểu, Luật Đấu thầu không phải là công cụ duy nhất để quản lý DNNN. Luật Doanh nghiệp quy định cơ chế quản trị. Về giám sát nội bộ có Luật Quản lý sử dụng vốn đầu tư nhà nước tại doanh nghiệp với cơ chế quản lý thông qua người đại diện vốn Nhà nước trong doanh nghiệp và các cơ chế giám sát.

“Nếu như ta áp dụng cứng nhắc Luật Đấu thầu cho cả các công ty con của DNNN thì có thể làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh kém linh hoạt, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi đó, không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của nhà đầu tư mà lợi ích của Nhà nước trong doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng”, đại biểu phân tích.

Cùng quan điểm này, đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) cho rằng cần khuyến khích việc thực hiện các hoạt động đấu thầu, nhưng không có nghĩa là các hình thức lựa chọn nhà cung cấp khác là không ưu việt. Khẳng định cần có quy định để đảm bảo không thất thoát tài sản nhà nước, đảm bảo công khai, minh bạch, nhưng đại biểu cũng nhấn mạnh phải đảm bảo quyền định đoạt tài sản, tính linh hoạt trong điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với quan điểm này, đại biểu ủng hộ phương án 1 theo đề xuất của Chính phủ.

Dự án dùng vốn nhà nước phải áp dụng Luật Đấu thầu

Giơ biển tranh luận cuối phiên họp, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP.HCM) cho rằng không nên cực đoan, không phải cứ cho vào luật, làm thêm "vòng kim cô" thì sẽ là tốt, mà yếu tố cuối cùng vẫn là con người. Khi DNNN đầu tư vào một doanh nghiệp khác có thể chỉ liên quan đến 5-10% vốn của doanh nghiệp mà phải chịu sự chi phối của Luật Đấu thầu là không cần thiết.

Hơn nữa, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng và khi đấu thầu không chỉ có tiền mà có rất nhiều yếu tố khác như thời cơ, thời gian... Do đó, đại biểu thống nhất như phương án 1 của dự thảo luật, chỉ quản lý doanh nghiệp nhà nước, còn nhóm doanh nghiệp có từ 50% vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đã được quản lý bằng rất nhiều luật khác. Nếu xảy ra tham nhũng, tiêu cực đã có cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan điều tra, chứ không chỉ quản lý bằng Luật Đấu thầu, đại biểu cho hay.

Điều chỉnh đối tượng áp dụng Luật Đấu thầu, đại biểu lo ảnh hưởng quyền tự chủ của doanh nghiệp

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày tại phiên họp

Phát biểu giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng làm rõ, phương án của Chính phủ sẽ không làm thu hẹp phạm vi áp dụng của Luật và vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ việc quản lý, sử dụng vốn Nhà nước. Dự thảo Luật đã quy định tất cả các hoạt động lựa chọn nhà thầu mà có sử dụng vốn NSNN đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này. Như vậy, dù là DNNN hay không, khi đã sử dụng vốn của nhà nước thì đều phải thực hiện đấu thầu theo Luật này.

Mặt khác, DNNN phải có trách nhiệm bảo toàn sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Nhà nước không can thiệp vào các hoạt động đầu tư kinh doanh của DNNN tại các doanh nghiệp khác và phải bảo đảm DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường và lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí để đánh giá chủ yếu làm sao để đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cạnh tranh bình đẳng theo luật pháp.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng cho hay, phương án Chính phủ trình phù hợp với các quan điểm của Nghị quyết 12 của Trung ương, Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, vừa đảm bảo thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động đấu thầu của các doanh nghiệp nhà nước, vừa đảm bảo hiệu quả quản lý của Nhà nước tại tại các doanh nghiệp.

最近更新