Đại dịch Covid-19 và giải pháp cho doanh nghiệp thời kỳ khủng hoảng | |
Covid-19 kết thúc thời điểm này,ềuthuốckịpthờichodoanhnghiệptrongđạidịla paz vs doanh nghiệp có thể trở lại bình thường trong 3 tháng | |
Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhanh và kịp thời |
Dòng vốn ngân hàng đã kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn vì Covid-19. Ảnh: Internet |
Cụ thể, ngành ngân hàng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho hơn 170.000 khách hàng với dư nợ xấp xỉ 130.000 tỷ đồng. Miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ cho hơn 14.000 khách hàng với dư nợ xấp xỉ khoảng 29.000 tỷ đồng.
Hạ lãi suất dư nợ hiện hữu cho hơn 318.000 khách hàng với dư nợ khoảng trên 980.000 tỷ đồng. Trong đó, mức hạ lãi suất phổ biến từ 0,5-2%, thậm chí một số ngân hàng đã hạ lãi suất tới 2,5% và trên 4% cho khách hàng.
Cho vay mới với lãi suất ưu đãi thấp hơn so với lãi suất cho vay trước khi có dịch khoảng 1-2% cho khoảng 150.000 khách hàng với doanh số cho vay mới lũy kế từ ngày 23/01/2020 (thời điểm Thủ tướng công bố có dịch) đạt trên 500.000 tỷ đồng.
Cùng với đó, đến nay, 100% ngân hàng xác nhận thực hiện chính sách miễn/ giảm phí cho khách hàng đối với giao dịch giá trị nhỏ (từ 2 triệu đồng trở xuống) và khoảng 63% giao dịch thanh toán của khách hàng qua giao dịch thanh toán liên ngân hàng 24/7 thông qua Napas được áp dụng miễn hoặc giảm phí.
Ước tính tổng số tiền phí dịch vụ thanh toán mà các ngân hàng miễn, giảm cho khách hàng đến hết năm 2020 sau 2 đợt giảm phí là khoảng trên 1.000 tỷ đồng.
Nhận định về những kết quả này, theo TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, chỉ cần chậm trễ ban hành Thông tư 01 có thể gây ra hậu quả rất lớn, vì hiện nay 70% vốn trong nền kinh tế là từ tín dụng của hệ thống ngân hàng. Không cơ cấu lại nhanh, không khơi thông vốn được… thì nhiều doanh nghiệp sẽ bị khai tử sau đại dịch. Đặc biệt, thông tư này đã tạo hành lang pháp lý cho các ngân hàng triển khai cơ cấu nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ. Nếu không ngân hàng sẽ rất sợ nợ xấu mà không dám hành động quyết liệt.
Cũng đánh giá cao các hành động này của ngân hàng, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, nguồn vốn luôn là một trong những yếu tố mang đến sự quyết định thành công hay không của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp phàn nàn về khó tiếp cận vốn, nên theo ông Thân, vấn đề đặt ra là cần sự phối hợp giữa ngân hàng và DN để làm sao các chính sách, giải pháp đúng và trúng đối tượng, tránh việc lợi dụng chính sách để trục lợi.