【nhận định lille vs】Tăng cường kiểm soát để giúp nông sản Việt "vươn xa"
Các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải tăng cường kiểm soát nông sản để đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu.
Liên minh châu Âu (EU) mới đây đã thông báo đã đưa 5 mặt hàng nông sản,ăngcườngkiểmsotđểgipnngsảnViệtquotvươnhận định lille vs thực phẩm của Việt Nam gồm ớt, mì ăn liền, sầu riêng, đậu bắp và thanh long vào diện kiểm soát khi xuất khẩu vào thị trường này. Đây là quy định được EU rà soát và cập nhật thường xuyên 6 tháng 1 lần. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy các doanh nghiệp phải tăng cường kiểm soát nông sản để đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu.
Đây là lần đầu tiên sầu riêng Việt Nam nằm trong danh sách các mặt hàng giám sát tại cửa khẩu của EU với tần suất 10%. Do 6 tháng cuối năm ngoái, đã có 3 lô hàng sầu riêng của Việt Nam bị cảnh báo dư thừa chất bảo vệ thực vật.
"Giá trị lô hàng nhỏ, không gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Nhưng mình thấy cơ hội tại thị trường châu Âu bị mất đi", đại diện doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng sang châu Âu nói.
Ông Lê Anh Trung - Phó Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk cho biết: "Việc tăng kiểm soát sẽ làm tăng lên thời gian thông quan xuất khẩu, đi kèm chi phí tăng lên rất nhiều".
Các doanh nghiệp phải tăng cường kiểm soát nông sản để đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
So với thông báo 6 tháng trước, 4 mặt hàng là ớt, mì ăn liền, đậu bắp, thanh long vẫn giữ nguyên tần suất kiểm tra. Vào được thị trường đã khó nhưng giữ được thị trường còn khó hơn, nếu không kiểm soát chặt thì nguy cơ bị nâng mức độ kiểm soát là rất rõ rệt
Ông Trần Văn Công - Tham tán Nông nghiệp Việt Nam tại khu vực châu Âu cho biết: "Nếu những lô hàng của chúng ta còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vât vượt ngưỡng cho phép, EU rất có thể sẽ tăng mức kiểm soát lên 20 - 50% hoặc yêu cầu kèm theo bắt buộc các giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm".
Kiểm soát hàng nông sản là hoạt động thường lệ của các nước nhập khẩu nhưng bị đưa thêm mặt hàng vào danh sách kiểm soát cũng là cảnh báo để nông dân và doanh nghiệp phải làm tốt hơn, chặt chẽ hơn trong đáp ứng tiêu chuẩn an toàn nông sản.
"Trong quá trình tổ chức sản xuất, canh tác phải nắm chắc được những hoạt chất trong danh sách cấm của EU. Với những hoạt chất cho phép, bà con tuyệt đối tuân thủ quy tắc "4 đúng", phải đảm bảo thời gian cách ly đến lúc thu hoạch là không còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật", ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông khuyến nghị.
Năm ngoái, Việt Nam chỉ có 67 cảnh báo từ EU, giảm 5 cảnh báo so với cùng kỳ năm 2022. Chúng ta cũng thành công đưa nhiều loại rau gia vị ra khỏi danh mục kiểm soát.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang lên kế hoạch chủ động đề xuất với EU giảm tần suất kiểm soát với một số mặt hàng dựa trên kết quả kiểm soát dư lượng trong nước, tháo gỡ khó khăn và mở đường nông sản Việt chinh phục thị trường lớn này.
Theo VTV.vn
(责任编辑:Cúp C2)
- Kiểm tra ma tuý tài xế vụ tai nạn khiến 3 người CLB HAGL tử vong
- Phát triển OCOP gắn với du lịch
- Khai mạc trọng thể Giải judo vô địch Đông Nam Á và Quốc tế mở rộng năm 2012
- Phát triển kinh tế
- Khói mịt mù bủa vây 1 đoạn cao tốc Phan Thiết
- Doanh nghiệp nỗ lực phục hồi sản xuất
- Khẩn trương thi công dự án thoát lũ Suối Đá ngày giáp tết
- Phát triển bền vững chăn nuôi đại gia súc
- Năm 2025, tiếp tục siết chặt việc chấp hành pháp luật về giá và thẩm định giá
- 480 vận động viên tham gia Hội thao CB, CNVC
- Vòng 18 Giải ngoại hạng Anh: Bắt đầu thời kỳ “hành xác”!
- Xem xét điều chỉnh quy mô dự án cao tốc Gia Nghĩa
- Nhận định, soi kèo U19 Bình Phước vs U19 Khánh Hòa, 14h30 ngày 7/1: Tiếp tục chiến thắng
- Khởi tranh Giải bóng bàn các CLB tỉnh Bạc Liêu mở rộng năm 2012
- Đồng hồ analog hỗ trợ thanh toán digital
- Khai mạc Hội thao chào mừng 88 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam
- Đảm bảo hoạt động thanh toán thông suốt trong những ngày cận Tết
- Cơ hội trực tiếp xem Công Vinh thi đấu tại Nhật Bản
- Dự báo thời tiết 22/8: Miền Bắc nắng gián đoạn kèm mưa giông
- Phát triển chuỗi cung ứng hồ tiêu bền vững