【nhận định west ham vs arsenal】Sức hút ngoại giao của Việt Nam trên trường quốc tế
Xuất khẩu dệt may Việt Nam vững vàng trên thị trường quốc tế | |
Nông sản Đồng Nai thâm nhập thị trường quốc tế | |
TP.HCM: Thành lập Trường Quốc tế Singapore | |
Happytex Việt Nam: Khẳng định chất lượng trên thị trường quốc tế | |
GlobalGAP: “Giấy thông hành” vào thị trường quốc tế |
Vị thế của Việt Nam đã được nâng tầm sau khi tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều |
Thủ đô Hà Nội hiện đang là trung tâm của ngoại giao quốc tế. TheứchútngoạigiaocủaViệtNamtrêntrườngquốctếnhận định west ham vs arsenalo các nhà phân tích, không khó để lý giải nguyên nhân tại sao Mỹ và Triều Tiên lại đi đến nhất trí chọn Hà Nội là nơi diễn ra cuộc gặp lần hai của lãnh đạo hai nước. Đầu tiên, có thể thấy Hà Nội là địa điểm an toàn để tổ chức sự kiện như vậy và thành phố này đáp ứng đầy đủ các tiêu chí ngoại giao cần thiết để góp phần vào thành công của hội nghị thượng đỉnh lần hai, vốn được kỳ vọng sẽ đạt kết quả mang tính đột phá trong quan hệ giữa Wahington và Bình Nhưỡng, tương đồng như quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam trước kia. Hà Nội từng nhiều lần được truyền thông khu vực và quốc tế nhắc tới như một điểm đến an toàn, đặc biệt đối với các chính trị gia. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có những ấn tượng rất tốt đẹp với Hà Nội. Ngoài ra, mối quan hệ hữu nghị truyền thống, và tin cậy giữa Bình Nhưỡng và Hà Nội được cho là một cơ sở để đi đến thống nhất với phía Mỹ trong việc lựa chọn Hà Nội.
Việt Nam hiện có vị trí quan trọng đối với Mỹ ở khu vực, hợp tác kinh tế giữa hai nước đang phát triển nhanh chóng và đây cũng chính là lý do Mỹ chọn Việt Nam. Trong khi đó, đối với Triều Tiên, Việt Nam là quốc gia có quan hệ truyền thống. Đặc biệt, Việt Nam thể hiện vai trò trung lập, giữ mối quan hệ tốt với cả Mỹ và Triều Tiên.
Sau khi Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai kết thúc, Giáo sư-Tiến sỹ quan hệ quốc tế Lee Woong-Hyeo, Chủ tịch Viện Nghiên cứu địa chính trị Hàn Quốc, giảng viên Đại học Hàn Quốc nhận định Chính phủ Việt Nam cho thấy khả năng lớn trong việc tổ chức một sự kiện lịch sử. Không có bất kỳ sự cố nào gây ảnh hưởng đến hội nghị thượng đỉnh. Người dân Việt Nam đã thể hiện sự chào đón nồng nhiệt và thân thiện đối với nhà lãnh đạo của cả hai nước. Không có sai sót ngoại giao hay lỗi về nghi thức trong suốt hai ngày diễn ra sự kiện.
Là một trong những đối tác thương mại lớn của Mỹ, Việt Nam đã chào đón Tổng thống Mỹ nồng nhiệt, gác lại quá khứ chiến tranh giữa hai nước. Và với hội nghị thượng đỉnh, tất cả thế giới đều nhớ rằng Triều Tiên và Việt Nam đã và vẫn là những người bạn của nhau. Theo Giáo sư Lee Woong-Hyeon, là một quốc gia trung tâm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam cho thế giới thấy vị thế của một cường quốc tham gia ngoại giao thế giới.
Trong suốt quá trình chuẩn bị hội nghị, người dân Việt Nam đã cho thấy sự hợp tác tích cực với Chính phủ. Ông dự báo sau sự kiện này, rất nhiều quốc gia sẽ tìm kiếm một nơi an toàn và nồng ấm cho các hội nghị của mình như Việt Nam. Nhờ đó, Việt Nam sẽ trở thành một cường quốc về kinh tế và chính trị trên thế giới cũng như ở Đông Á.
Mặc dù Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai đã kết thúc ở Thủ đô Hà Nội của Việt Nam không có tuyên bố chung, song tại cuộc gặp, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã đưa ra đề xuất về việc dừng vô thời hạn các vụ thử hạt nhân và tên lửa tầm xa, đổi lại Tổng thống Trump cam kết không gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên. Đây được đánh giá là kết quả tích cực của hội nghị, giúp duy trì không khí hòa hoãn trên Bán đảo Triều Tiên cũng như trong khu vực.
Như vậy, thông qua việc tổ chức thành công hội nghị cũng như các cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao của Việt Nam với Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, quan hệ Việt Nam - Mỹ, Việt Nam - Triều Tiên được nâng lên tầm cao mới, nhất là việc Mỹ và Triều Tiên đã thể hiện sự coi trọng và tin tưởng vào mối quan hệ với Việt Nam. Điều này cho thấy, Việt Nam có thể đóng vai trò tích cực trong tiến trình phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.