Kon Tum: Người dân bức xúc vì trại nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường Hải Dương: Xả thải vượt quy chuẩn,ôngtytrămtỷbịtốxảthảiramôitrườroma vs milan 3 doanh nghiệp bị phạt gần 1,2 tỉ đồng |
Người dân phản ánh xả thải
Theo thông tin của phóng viên Báo Thanh tra, tại buổi tiếp xúc cử tri của HĐND tỉnh Gia Lai ngày 8/11, cử tri ở thôn 5, xã An Phú, TP. Pleiku phản ánh về việc Cty Nafoods Tây Nguyên xả thải gây ô nhiễm môi trường, bốc mùi hôi thối.
Công ty này có nhà máy tách, phân loại, đóng gói, bảo quản hoa quả tươi xuất khẩu (chủ yếu chanh dây) với tổng vốn đầu tư hơn 104 tỷ đồng. Nhà máy được đặt tại thôn 5, xã An Phú, TP. Pleiku.
Ông Phạm Tơ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã An Phú, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn 5, xã An Phú cho biết, tại buổi tiếp xúc cử tri người dân lo ngại việc xả thải của công ty. “Vào đầu mùa mưa, công ty chưa làm xong hệ thống xử lý nước thải, các ống xả thải còn tạm bợ. Khi mưa xuống, họ tranh thủ xả nước mưa và nước thải chảy ra kênh mương khu dân cư”, ông Tơ nói.
Theo ông Tơ, khi phát hiện xả thải, người dân ca thán, ông đã lên trụ sở công ty chất vấn, đề nghị UBND xã An Phú mời lãnh đạo công ty làm việc cam kết chấm dứt xả thải.
Tại biên bản làm việc với UBND xã An Phú (tháng 8/2023), ông Hồ Thanh Bình, Phó Giám đốc Công ty Nafoods Tây Nguyên, cho rằng: Hệ thống nước sinh hoạt bị rò rỉ đã chảy ra tuyến mương thoát nước của thôn. Do trong thời điểm thu hoạch và xử lý chanh dây, nước chảy ra mương gây mùi hôi.
Nhà máy chế biến chanh dây của Cty Nafoods Tây Nguyên. Ảnh: Nam Phong |
Đại diện cho hơn 200 hộ dân thôn 5, ông Phạm Tơ (Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn) nói: Công ty đã nhiều lần xả nước thải ra tuyến mương, gây mùi hôi, trước nhà ông lượng nước tồn đọng, màu đen, mùi hôi thối, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Ông đề nghị công ty phải giải quyết ngay, không để nước thải chảy ra mương. Nếu không xử lý, người dân của thôn sẽ lấp mương thoát nước tại công ty, không cho chảy ra ngoài.
“Tại buổi tiếp xúc với HĐND tỉnh, người dân cũng có ý kiến yêu cầu di dời nhà máy (chế biến thực phẩm) ra khỏi khu dân cư”, ông Tơ nói thêm.
Trong biên bản làm việc, ông Đỗ Văn Bình, công chức địa chính - xây dựng xã An Phú, đề nghị công ty giải quyết dứt điểm tình trạng xả thải, không để rò rỉ nước thải ra bên ngoài.
Trao đổi thêm về vấn đề trên, bà Trần Thị Phương, Phó Chủ tịch UBND xã An Phú cho biết, khi Phòng Cảnh sát kinh tế và Môi trường, Công an tỉnh Gia Lai xuống làm việc thì doanh nghiệp cung cấp đầy đủ các hồ sơ liên quan, chỉ còn thiếu là đang chờ thẩm định, phê duyệt phương án về môi trường của nhà máy sản xuất chanh dây.
Chờ UBND tỉnh cấp giấy phép môi trường!
Trao đổi với phóng viên Báo Thanh tra, ông Hồ Thanh Bình, Phó Giám đốc Cty Nafoods Tây Nguyên cho biết, vào tháng 8/2023, nhà máy bị bể ống nước sinh hoạt, có chảy ra đường; cộng thêm mùi hôi của vỏ chanh dây do xe cộ chở rơi vãi ngoài đường, có mùi hôi, người dân phản ánh là không sai. “Tuy nhiên sự cố này, công ty phối hợp với chính quyền đã xử lý dứt điểm”, ông Bình nói.
Về giấy phép môi trường (GPMT), ông Bình cho hay, đang chờ UBND tỉnh Gia Lai cấp. “Các hồ sơ pháp lý, thủ tục của luật pháp về cấp GPMT, phía công ty đã làm đầy đủ. Thời gian tới, Cty Nafoods Tây Nguyên đang chờ nhận GPMT của tỉnh cấp”, ông Bình nói.
Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Gia Lai cũng cho biết, công ty đang hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục để cấp GPMT (hiện tại chưa có GPMT).
Cty Nafoods Tây Nguyên được UBND tỉnh Gia Lai cấp chủ trương đầu tư “Dự án Xây dựng nhà máy tách, phân loại, đóng gói, bảo quản hoa quả tươi xuất khẩu” vào năm 2017.
Công ty có địa chỉ ở xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, Nghệ An. Người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Mạnh Hùng (SN 1968), trú phường Hà Huy Tập, TP Vinh, Nghệ An. Nhà máy đặt tại xã An Phú, TP Pleiku, Gia Lai trên diện tích 2,3 ha. Tổng mức đầu tư của nhà máy là hơn 104 tỷ đồng. Cty Nafoods Tây Nguyên đã đăng ký giấy phép đăng ký kinh doanh tại tỉnh Gia Lai vào năm 2015; đăng ký thay đổi lần thứ 5 vào tháng 10/2023.
Theo một lãnh đạo Sở TN&MT Gia Lai, nhà máy của Cty Nafoods Tây Nguyên chỉ thực hiện đến công đoạn bóc tách, chiết xuất dịch chanh dây, công đoạn cuối cùng đóng lon, hộp thì chưa thực hiện được.