BP - Bà Lê Thị Ánh Tuyết,ựngtổsảnxuấttiecircubềnvữngkiểumẫtrực tuyến hôm nay Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nghiêm trọng nhất là hoạt chất Carbendazim mà các nước châu Âu, Mỹ cấm sử dụng vẫn còn tồn dư trong sản phẩm tiêu đen của Dự án sản xuất chuỗi giá trị phát triển tiêu bền vững. Do đó, trong năm 2015, trung tâm phối hợp với Công ty TNHH chế biến gia vị Nedspie Việt Nam xây dựng mô hình tổ hợp tác sản xuất tiêu bền vững kiểu mẫu, tiến đến phát triển thành hợp tác xã. Đây cũng sẽ là mô hình để các thành viên trong Câu lạc bộ Phát triển tiêu bền vững học tập, làm theo. Thạc sĩ Lê Thúc Long, Phó phòng Bảo vệ thực vật (Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật tỉnh) cũng cho biết: Hoạt chất Cabendazim và thuốc diệt cỏ cháy đang cấm sử dụng trong các sản phẩm xuất khẩu thanh long, chuối. Cabendazim là nguyên nhân gây vô sinh, thuốc diệt cỏ cháy dẫn đến nguy cơ bệnh ung thư gan. Nhưng do sử dụng thuốc diệt cỏ cháy nhanh, giảm công lao động và Cabendazim phòng trừ hiệu quả nhiều bệnh trên cây hồ tiêu nên nông dân vẫn đang sử dụng hai hoạt chất này. Vì vậy, để thay thế Cabendazim, nông dân nên sử dụng các hoạt chất như Hexxaconazol, Fosetyl - ahminium, Mancozeb, Metalaxyl... và dùng thuốc diệt cỏ lưu dẫn chết chậm để thay cho thuốc diệt cỏ cháy. P.T |