【du doan anh】Cần hoàn thiện thể chế hơn cho tái cơ cấu ngân hàng 2016

  发布时间:2025-01-13 15:42:55   作者:玩站小弟   我要评论
Hệ thống ngân hàng cần sự cải thiện thể chế nhiều hơn để đạt được hiệu quả tái cơ cấu giai đoạn 2016 du doan anh。

can hoan thien the che hon cho tai co cau ngan hang 2016 2020

Hệ thống ngân hàng cần sự cải thiện thể chế nhiều hơn để đạt được hiệu quả tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020. Ảnh: Hữu Linh

Đây là ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo khoa học quốc gia “Hoàn thiện thể chế cho sự phát triển bền vững Hệ thống Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2016-2020” do Trường Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức vào ngày 8-9 tại Hà Nội.

Đánh giá về những kết quả đạt được,ầnhoànthiệnthểchếhơnchotáicơcấungânhàdu doan anh PGS,TS. Đặng Ngọc Đức, Viện trưởng Viện Ngân hàng – Tài chính (Trường Đại học Kinh tế quốc dân) cho biết, về thể chế, các văn bản pháp lý đã được ban hành khá đầy đủ, phù hợp với tiến trình phát triển của hệ thống các tổ chức tín dụng và hướng tới theo thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, do những tác động từ bên ngoài cũng như yếu tố nội tại, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng bộc lộ nhiều điểm yếu và tiềm ẩn các nguy cơ đe dọa sự ổn định. Ví dụ như tổng tài sản, dư nợ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ an toàn vốn, các ngân hàng lớn nắm giữ nhiều tài sản rủi ro hơn các ngân hàng nhỏ…

Với những hạn chế, tồn tại trên, các chuyên gia đều nhấn mạnh đến yêu cầu cấp thiết của việc hoàn thiện thể chế. Đặc biệt, quá trình tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020 còn được đặt trong bối cảnh kinh tế mới.

Theo ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước – NHNN), có 4 điểm nhấn mới của nền kinh tế tác động đến hệ thống ngân hàng, bắt buộc các ngân hàng phải thay đổi. Một là bối cảnh hội nhập với quốc tế. Hai là công nghệ số 4.0 đòi hỏi sự thay đổi toàn bộ mô hình tài chính cũng như phương thức kinh doanh. Ba là tăng trưởng xanh, tín dụng xanh, ngân hàng xanh để cải thiện môi trường kinh doanh, giảm thủ tục hành chính theo Nghị quyết 19 của Chính phủ. Cuối cùng là các ngân hàng vẫn đang “hì hụi” tái cơ cấu về tài chính, tài sản trong khi cần phải giải quyết tích cực về sở hữu chéo, an toàn hoạt động...

Đồng quan điểm, chuyên gia tài chính ngân hàng TS. Cấn Văn Lực cho rằng, trong các tồn tại của hệ thống ngân hàng giai đoạn qua thì nợ xấu vẫn là “nút thắt” quan trọng nhất nên cần sự thay đổi thể chế quyết liệt hơn để giải quyết triệt để vấn đề này.

Theo TS. Cấn Văn Lực, về xử lý nợ xấu, giai đoạn tới phải tháo gỡ được các vấn đề về việc bổ sung thêm tiền cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC), có nên sử dụng tiền từ ngân sách để VAMC có “tiền tươi thóc thật” để mua bán nợ theo cơ chế thị trường. Hai là phải có cơ chế mạnh dạn về chia sẻ lỗ lãi trong việc mua bán nợ xấu của VAMC. Cuối cùng là thị trường mua bán nợ phải có sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân, nhất là các nhà đầu tư tư nhân nước ngoài. Trong thị trường này thì cơ chế định giá nợ xấu cực kỳ quan trọng, nếu không có cơ chế sẽ còn “cãi nhau” nhiều nên phải thống nhất về giá cả, cơ quan định giá…

Về giải pháp, ông Phạm Xuân Hòe cho rằng, Chính phủ cần thay đổi tư duy thiết kế chính sách theo Nghị quyết 19 và 35 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp; rà soát phát triển đồng bộ thị trường tiền tệ, vốn và bảo hiểm; cần chính sách xử lý nợ xấu và cơ cấu lại nền kinh tế…

Hơn nữa, các chuyên gia tại hội thảo đều cho rằng, NHNN cần nâng cấp nhanh chóng các quy định theo đúng tinh thần và lộ trình của Basel II, có tính đến các điều chỉnh mới trong Basel II.

Như vậy, hệ thống ngân hàng còn rất nhiều việc phải làm về hoàn thiện thể chế để có thể tái cơ cấu ngân hàng một cách hiệu quả. Vì thế, vai trò điều hành của Chính phủ và NHNN là rất quan trọng.

相关文章

最新评论