当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【kết quả giải v-league】TPHCM đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp

Lộc Trời đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ quy mô lớn sản xuất 2 triệu tấn lúa
Gia tăng sản xuất,đẩymạnhsảnxuấtxuấtkhẩusảnphẩmnôngnghiệkết quả giải v-league xuất khẩu thực phẩm chay
Trị giá xuất khẩu 10 loại nông sản tăng mạnh
Người lao động chăm sóc hoa lan tại vườn lan Ngọc Đan Vy. 	Ảnh: N.H
Người lao động chăm sóc hoa lan tại vườn lan Ngọc Đan Vy. Ảnh: N.H

Đẩy mạnh sản xuất hậu Covid-19

Có mặt tại trại cá cảnh Tấn Phong (huyện Bình Chánh) vào một ngày đầu tháng 3, ông Nguyễn Tấn Phong, chủ trại cá cùng cậu con trai đang tất bật cho cá ăn. Nhớ lại thời điểm cách đây gần nửa năm, ông Phong vẫn còn “đổ mồ hôi hột” khi việc giãn cách xã hội nghiêm ngặt khiến việc cho cá ăn trở nên “khó hơn lên trời”. Theo lời ông Phong, thời điểm đó, toàn bộ trại cá của ông và các hộ dân trong tổ hợp tác cá cảnh của ông gần như rơi vào trạng thái “ngủ đông”.

Sau khi TPHCM quyết định mở cửa trở lại, hoạt động sản xuất, tiêu thụ cá cảnh đã nhanh chóng hồi sinh trở lại. Hiện mỗi ngày ông Phong cùng các hộ dân xuất bán khoảng 100 kg cá cảnh cho các đơn vị đầu mối để đưa đi xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Theo ông Phong, lượng tiêu thụ này vẫn chưa trở về mức trước dịch, song cũng cho thấy những tín hiệu khả quan, tạo động lực cho nông dân tích cực sản xuất, bởi so với việc sản xuất lúa trước đây, nghề nuôi cá cảnh mang lại thu nhập cao gấp 3-5 lần trên cùng một diện tích sản xuất.

Cách trại cá Tân Phong không xa, gần chục lao động của vườn lan Ngọc Đan Vy (huyện Bình Chánh) cũng đang tất bật chăm sóc cho hàng trăm ngàn chậu lan dendro các loại. Đi một vòng quanh vườn, những chậu lan đủ màu sắc đã phủ kín các kệ, nhiều chậu đang trổ nụ, đơm bông chuẩn bị được xuất bán. Ông Nguyễn Thiện Nhu, quản lý vườn lan Ngọc Đan Vy cho biết, hiện sản lượng cung cấp của vườn không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Mùa Tết vừa qua, doanh thu của vườn đạt khoảng 400 triệu và hiện bình quân mỗi tháng đạt khoảng 100 triệu đồng.

Ông Nhu cho biết thêm, thời gian tới vườn sẽ tiến tới xây dựng thương hiệu riêng bằng cách thiết kế mẫu mã chậu riêng có gắn logo của vườn, đồng thời nâng cao kỹ năng của người lao động để nâng cao chất lượng và độ đồng đều của sản phẩm. Bên cạnh đó, ông Nhu cũng đang lên kế hoạch triển khai dự án nuôi cấy mô giống lan để phát triển nguồn giống lan trong nước, giảm phụ thuộc vào nguồn giống nhập khẩu. Việc chủ động được nguồn giống trong nước cũng là cơ sở để xuất khẩu mặt hàng này ra nước ngoài trong tương lai không xa.

Trong khi đó, sản phẩm mật dừa nước của Công ty TNHH Phát triển dừa nước Việt Nam VietNipa (huyện Cần Giờ) – sản phẩm vừa được UBND TPHCM công nhận là sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm), cũng đang nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người tiêu dùng bởi nhiều điểm mới độc đáo và có lợi cho sức khỏe. Theo đó, do được trồng ở vùng ngập mặn, nên trong mật dừa nước có nhiều loại axit amin, vitamin và khoáng chất tự nhiên có lợi cho sức khỏe. Kết quả kiểm nghiệm tại Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm TPHCM cho thấy, sản phẩm phù hợp với người tiểu đường, ăn chay, ăn kiêng chất tạo ngọt, có khả năng thanh nhiệt, giải độc và phần nào bổ sung lượng khoáng chất cho cơ thể. Đặc biệt, các khoáng chất này hoàn toàn tự nhiên, sẵn có trong cây dừa nước chứ không dùng bất kỳ chất bảo quản nào trong quá trình sản xuất. Sản phẩm mật dừa nước của VietNipa đã mang lại một giá trị kinh tế rất lớn cho cây dừa nước. Bởi trước nay, người nông dân chủ yếu chỉ thu hoạch trái và lá của cây dừa nước với giá trị không đáng kể, chỉ vài triệu đồng/ha/năm. Nhưng nay, với việc liên kết cùng VietNipa để khai thác mật, mỗi hộ dân đều có thu nhập gần chục triệu đồng mỗi tháng, tương đương số tiền mà trước đây các hộ dân này phải mất cả năm trời mới thu được từ việc bán trái và lá dừa nước.

Anh Phan Minh Tiến, Giám đốc VietNipa cho biết, trong giai đoạn dịch Covid-19 vừa qua, việc tiêu thụ sản phẩm mật dừa nước của công ty rất tốt do nhiều người tiêu dùng có nhu cầu uống nước này để điện giải, hạ sốt, bổ sung khoáng chất và năng lượng để bồi bổ sức khỏe. Hiện, từ những giọt mật dừa nước chắt lọc được, VietNipa đưa ra thị trường 3 sản phẩm là mật dừa nước thanh trùng, mật dừa nước cô đặc và đường dừa nước. Các sản phẩm đều đạt các tiêu chuẩn ISO 22000, HACCP, chứng nhận Hàng Việt Nam chuẩn hội nhập… đủ điều kiện xuất khẩu vào các thị trường khó tính. Theo đó, nhiều đối tác nhập khẩu tại các thị trường châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Mỹ… cũng đang rất quan tâm tới sản phẩm này và đặt vấn đề nhập khẩu vào các thị trường này. Song do là DN khởi nghiệp mới, năng lực sản xuất còn hạn chế nên hiện VietNipa đang tập trung phát triển thị trường nội địa. Tuy nhiên, triển vọng trong tương lai của VietNipa rất rộng mở. Bởi theo lời anh Tiến, tại Cần Giờ hiện có tới 900 ha dừa nước tự nhiên, nhưng công ty mới chỉ khai thác được 3 ha. Mở rộng ra toàn vùng ĐBSCL, diện tích dừa nước còn lớn gấp 10 lần. Do đó, dư địa phát triển còn rất lớn và công ty dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác, đầu tư để phát triển sản phẩm.

Nỗ lực nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp

Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM cho biết, trong năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhiều chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp của TPHCM bị giảm sút đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Điển hình như diện tích canh tác hoa kiểng giảm trên 15%, riêng hoa nền giảm tới 53%; sản lượng hạt giống các loại cũng giảm trên 22%, xuất khẩu hạt giống giảm gần 74%... Chăn nuôi cũng ghi nhận sự sụt giảm mạnh, đáng chú ý, sản lượng và kim ngach xuất khẩu cá cảnh đều giảm hơn 10% so với năm 2020.

Trước thực tế đó, ngành nông nghiệp TPHCM đề ra nhiệm vụ cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp mạnh mẽ trong năm 2022, phát triển nông nghiệp đô thị, tập trung phát triển nhóm 6 sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp thành phố thông qua ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ sinh học...

Theo đó, mục tiêu đề ra của TPHCM là tăng giá trị sản xuất từ 5,8 - 6%; giá trị kinh tế đạt từ 540 - 560 triệu đồng/ha đất sản xuất. Nâng tỷ trọng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm từ 40% - 45% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

Để đạt được mục tiêu trên, ông Đinh Minh Hiệp cho biết, ngành nông nghiệp TPHCM sẽ tập trung thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh tiếp tục phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Rà soát, điều chỉnh, xây dựng, thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh chuyển dịch, nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp. Phát triển khoa học công nghệ - ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong nông nghiệp; chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cao cho người dân; phát triển nông nghiệp công nghệ cao kết hợp với du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường. Duy trì, mở rộng và thúc đẩy hỗ trợ phát triển sản xuất giống của thành phố. Phát huy vai trò trung tâm của hợp tác xã, xây dựng chuỗi liên kết nông lâm thủy sản, xúc tiến quảng bá thương hiệu, cung ứng cho tiêu dùng nội địa, xuất khẩu, đảm bảo an toàn thực phẩm tạo sự phát triển ổn định và bền vững.

分享到: