Bên Bia chiến thắng Đồn Đất Đỏ Phần thưởng cao quý Ông Nguyễn Viết Lợi,ềmvuinhânđôkèo tỷ số bóng đá trực tuyến hôm nay người dân ở thôn Hòa Mỹ phấn khởi : “Tết nào cũng vui, nhưng tết năm nay càng ý nghĩa hơn vì Phong Mỹ vừa được Chính phủ công nhận xã An toàn khu. Đó là phần thưởng cao quý, xứng đáng cho những cống hiến của bao thế hệ cha ông đi trước đã không tiếc máu xương cho mảnh đất này”. Hơn 70 năm trước, ngày 12/3/1947, Thường vụ Tỉnh ủy họp tại Nam Dương, huyện Quảng Điền do đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì đã quyết định chọn vùng Hòa Mỹ (nay là xã Phong Mỹ) làm căn cứ kháng chiến đầu tiên của tỉnh. Chiến khu Hòa Mỹ được hình thành và đi vào hoạt động từ đó. Ngay khi ra đời, chiến khu đã có những trận đánh đi vào lịch sử như: trận tấn công vào đồn Lưu Phước (đồn Đất Đỏ), diệt gọn 1 trung đội lính sơn cước tinh nhuệ của Pháp, tạo vành đai rộng cho vùng chiến khu; bẻ gãy nhiều cuộc tấn công, càn quét tổng lực với quy mô lớn của địch lên chiến khu… Với kẻ địch, chiến khu Hòa Mỹ là một trở ngại lớn trên bước đường xâm lược của chúng, như cái gai chọc vào mắt chúng. Đầu tháng 3/1948, giặc Pháp huy động hơn 2.000 quân, phần lớn là lính Âu Phi với hỏa lực mạnh có sự yểm trợ của máy bay và pháo cối, chia thành 3 cánh: Từ Đồng Lâm lên, từ Phò Trạch dọc sông Ô Lâu theo đường thủy và từ Phổ Lại (Phong Sơn) đánh sang, tạo thành vòng vây dày đặc bọc kín từ đông bắc đến tây nam chiến khu Hòa Mỹ. Dựa vào sự yểm trợ của máy bay và pháo cối, hàng ngàn quân địch hùng hổ tiến dần đến chân núi của chiến khu. Nhờ chuẩn bị từ trước, bộ đội ta dựa vào địa hình hiểm trở, kết hợp nhịp nhàng các cách đánh bằng bẫy bom, mìn, lựu đạn với súng cối, súng máy, súng trường... Sau bốn tuần chiến đấu anh dũng, quyết liệt để bảo vệ chiến khu Hòa Mỹ, bộ đội ta đã đánh bại cuộc tấn công của địch, gây cho địch những thất bại nặng nề. Hàng trăm tên địch bị tiêu diệt, 2 máy bay bị bắn hỏng. Một lần nữa, chiến khu Hòa Mỹ lại viết tiếp trang sử vẻ vang của mình, làm nức lòng đồng bào khắp nơi trong tỉnh. Ngày nay, chiến khu Hòa Mỹ được xem là địa danh lịch sử cách mạng tiêu biểu, có tác dụng to lớn trong hoạt động giáo dục truyền thống cho các thế hệ; là một dấu son trong lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh. Nơi đây đã trở thành biểu tượng của cuộc kháng chiến, biểu tượng của niềm tin và chiến thắng. Ghi nhận những đóng góp to lớn của Nhân dân và lực lượng vũ trang Hòa Mỹ nói riêng và xã Phong Mỹ nói chung, Nhà nước đã tuyên dương, phong tặng Nhân dân và lực lượng vũ trang xã Phong Mỹ danh hiệu Anh hùng vào ngày 22/8/1998. Thăm bia chiến tích ở xã Phong Mỹ Phong Mỹ đang giàu lên Nhớ lại những ngày đầu thành lập chiến khu, ông Nguyễn Xuân Huyên, trú tại thôn Đông Thái, xã Phong Mỹ cho biết, thời kỳ đó, vùng chiến khu chỉ toàn là rừng. 100% tuyến đường là đất, chỉ vừa một người đi. Thời kỳ đó có khoảng 30 nóc nhà của dân cư ngụ, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Sau ngày quê hương hoàn toàn giải phóng, đất nước được hòa bình, thống nhất, mảnh đất Hòa Mỹ một thời là chiến khu ác liệt đã có nhiều đổi thay. Xã Phong Mỹ được hình thành trên cơ sở chiến khu Hòa Mỹ xưa. Từ thị trấn Phong Điền, theo Tỉnh lộ 15 lên Phong Mỹ chưa đầy 15km, đường nhựa uốn lượn giữa bạt ngàn màu xanh của cao su, tràm, keo, tre lấy măng đang vào độ khai thác. Cao su đang là “vàng trắng” ở Phong Mỹ. Quan niệm vùng sâu, vùng xa… dường như không còn đối với người dân Phong Mỹ, bởi điện, đường, trường, trạm… khang trang như một thị trấn sầm uất. Hòa Mỹ ngày nay không chỉ là điểm đến của các lễ hội hành hương về nguồn, với một số di tích lịch sử như Bia Đồn Đất Đỏ, Đường 71- Hồ Chí Minh, Dốc Ba Trục… Tiềm năng du lịch văn hóa, sinh thái lý tưởng như thác khe A Đon, khe Me, hồ Quao…; tìm hiểu nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Pa Cô, Pa Hy, Vân Kiều; tham quan Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền… là tour du lịch văn hóa, lịch sử và sinh thái hấp dẫn cho du khách. Phát huy và khai thác tốt thế mạnh gò đồi, vùng chiến khu xưa bị chiến tranh tàn phá nay được phủ xanh hơn 5.000 ha rừng kinh tế (độ che phủ đạt 93%). Năm 2017, Nhân dân khai thác 250 ha, giá trị 55 - 60 triệu đồng/ha. Đáng mừng là có hơn 1.400 ha cây cao su, năng suất bình quân đạt gần 8.000 tấn mủ/năm… Thu nhập bình quân đầu người toàn xã năm 2017 đạt 35,7 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,8%... Ông Hoàng Chiến, Chủ tịch UBND xã Phong Mỹ cho biết: “Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015- 2020 đề ra nhiều nhiệm vụ, trong đó, tập trung mọi nguồn lực để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; tiếp tục triển khai thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng về công nghiệp-dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp... Ngoài ra, chú trọng thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho Nhân dân; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ...”. Đến nay, Phong Mỹ đã hoàn thành 15/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới và đang hướng đến cán đích xã đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2018. Bài, ảnh: Hải Huế |