【tỉ số ý】Dốc sức khắc phục sạt lở

[Nhận Định Bóng Đá] 时间:2025-01-25 22:38:45 来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín 点击:100次

Với tinh thần không chủ quan trước tình huống bất thường trong mùa lũ năm 2019,ốcsứckhắcphụcsạtlởtỉ số ý các huyện đầu nguồn đã khẩn trương khắc phục điểm sạt lở để chủ động bảo vệ diện tích cây ăn trái.

Huyện Châu Thành khẩn trương khắc phục các điểm sạt lở đất bờ sông.

Những năm gần đây, thiên tai diễn biến hết sức phức tạp, nhất là tình hình sạt lở đất bờ sông. Châu Thành là huyện đầu nguồn của tỉnh Hậu Giang tiếp giáp với sông Hậu, có hệ thống sông ngòi chằng chịt, toàn huyện có 298km kênh mương. Các tuyến kênh lớn thường có dòng chảy mạnh, sự chênh lệch giữa chân triều và đỉnh triều cao nên sạt lở bờ sông thường xuyên xảy ra với số lượng và quy mô ngày càng tăng.

Trong 5 năm gần đây, huyện Châu Thành có 175 điểm sạt lở, thiệt hại khoảng 6 tỉ đồng. Từ đầu năm 2019 đến nay, toàn huyện xảy ra 39 điểm sạt lở, ước thiệt hại trên 1,5 tỉ đồng; chiều dài sạt lở, diện tích mất đất, quy mô sạt lở đều tăng so với cùng kỳ năm 2018. Sạt lở thường xảy ra tại các con kênh lớn và có dòng chảy mạnh như Mái Dầm, Cái Đôi, Thạnh Đông… Theo ngành chức năng địa phương, 9 tháng qua sạt lở diễn ra với quy mô và diễn biến phức tạp hơn các năm trước. Nhất là làm mất đê bao và lộ giao thông nông thôn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và đời sống của người dân.

Ông Nguyễn Văn Trương, Phó phòng NN&PTNT huyện Châu Thành, cho biết: Để chủ động tình hình, trước mùa lũ Phòng NN&PTNT huyện Châu Thành đã tham mưu UBND huyện về kinh phí khắc phục ngay sau khi sự cố xảy ra. Đồng thời, phối hợp với đơn vị thi công, vận động người dân và địa phương cùng chung tay xử lý nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống cho hộ dân. Bên cạnh đó, Phòng NN&PTNT huyện Châu Thành còn tích cực đôn đốc gia cố các vị trí xung yếu, bảo vệ sản xuất.       

Đối với các điểm sạt lở lớn, huyện đã bố trí lực lượng khẩn trương khắc phục trả lại hiện trạng đường đi cho người dân, đảm bảo lưu thông trong mùa mưa lũ. Còn lại đang khẩn trương đôn đốc gia cố. Huyện cũng yêu cầu các địa phương chủ động khuyến cáo người dân gia cố bờ bao, bảo vệ diện tích canh tác; tránh tình trạng đỉnh triều mùa lũ gây ngập cục bộ.

Còn tại thị xã Ngã Bảy, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, tình trạng sạt lở bờ kênh, đê bao, cống đập cũng diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, với tinh thần chủ động các điểm sạt lở trên địa bàn thị xã đã được bố trí khắc phục sớm, cơ bản đảm bảo không để nước tràn bờ trong mùa lũ. Cụ thể, điểm sạt lở tại khu vực I, phường Hiệp Thành chiều dài 21m, được đầu tư khắc phục. Ở xã Đại Thành, sạt lở hai điểm tổng chiều dài 225m, sụt lún 2 đập ngăn lũ đã khắc phục xong. Tại xã Hiệp Lợi xảy ra một điểm sạt lở kênh Hai Đào, chiều dài 30m, cũng đã hoàn tất công tác khắc phục. Còn ở xã Tân Thành, xảy ra sạt lở với tổng chiều dài 180m, sụt lún hai cống đập, hiện đã khắc phục xong để ổn định việc đi lại và sản xuất của người dân. Đây là bước chủ động của địa phương để giúp bảo vệ diện tích sản xuất của người dân ngay sau khi xảy ra sự cố. Điều này đáp ứng được nguyện vọng của cư dân vùng sạt lở. Hiện nay, người dân dịa phương đã an tâm hơn trước đỉnh triều mùa lũ.

Ông Huỳnh Thanh Lý, ở ấp Đông An 2A, xã Tân Thành, thị xã Ngã Bảy, cho biết: “Ven sông Cái Côn này luôn xảy ra sạt lở, cả tuyến chỗ nào cũng có nguy cơ hết. Mỗi lần có sạt lở đất là giao thông bị đứt quãng. Phấn khởi nhất là được huyện bố trí khắc phục ngay sau sự cố sạt lở đất, nếu không thì khu chứa củi, lò than, vườn cây ăn trái của tôi chắc ngập hết rồi. Bây giờ tôi đã an tâm hơn nhiều, vì đoạn lở đất được đắp cao lên, gia cố cừ dừa bên ngoài. Sau này, đợi nền đất ổn định tôi sẽ tìm thêm cây bần về trồng ven sông để giúp giữ đất lại, hạn chế được phần nào xói mòn, sụp lún”.

Cơ quan chuyên môn nhận định tình hình thiên tai, sạt lở ngày càng diễn biến phức tạp, đặc biệt là huyện đầu nguồn Châu Thành. Để giải quyết câu chuyện sạt lở, nguyên tắc tối ưu phải phòng là chính, hạn chế khâu ứng phó và khắc phục. Riêng người dân vùng sạt lở cần tuân thủ những khuyến cáo của ngành chức năng, ủng hộ những dự án, công trình, chính sách về phòng, ứng phó sạt lở mà chính quyền địa phương đã triển khai. Sống vùng sạt lở, người dân phải sẵn sàng chủ động, nhất là vào cao điểm mùa mưa như hiện nay.

Theo ông Trần Thanh Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, cho biết Ban chỉ huy đã chỉ đạo các địa phương khẩn trương rà soát, kiểm tra các điểm có nguy cơ sạt lở cao để cắm biển cảnh báo sạt lở cho người dân tránh xa khu vực nguy hiểm. Những nơi có nhà cửa, vật kiến trúc thì vận động người dân di dời đến nơi an toàn.

Thống kê của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, từ đầu năm đến nay Hậu Giang đã xảy ra 46 điểm sạt lở; chiều dài trên 1.100m; diện tích mất đất bờ sông trên 5.600m2, ước thiệt hại trên 2,3 tỉ đồng. So với cùng kỳ năm 2018, tăng về con số thiệt hại, chiều dài, số vụ và diện tích mất đất bờ sông.

 

Bài, ảnh: K.A

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接