【kqbd dua】Chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình 135

 人参与 | 时间:2025-01-11 04:11:46

BPO - Ủy Ban dân tộc vừa ban hành Thông tư số 01/2017/UBDT quy định chi tiết thực hiện dự án 2 (Chương trình 135) thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Thenh skqbd duao đó, nội dung thông tư này quy định cụ thể về nguyên tắc thực hiện chương trình; chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng; kinh phí duy tu, bảo dưỡng và quản lý, vận hành công trình và đóng góp của người dân trong quá trình thực hiện dự án. Dưới đây là nội dung chính trong thông tư này:

Nguyên tắc thực hiện chương trình

Công khai, minh bạch, dân chủ từ cơ sở, phát huy tinh thần tự lực tự cường của người dân và cộng đồng; đảm bảo sự tham gia, giám sát của người dân trong toàn bộ quá trình triển khai thực hiện chương trình. Phát huy các giá trị văn hóa, tri thức truyền thống, thiết chế cộng đồng có ý nghĩa tích cực trong công tác giảm nghèo; đảm bảo các yếu tố thị trường, bình đẳng giới, giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu.

Đa dạng hóa và lồng ghép các nguồn lực thực hiện Chương trình; tăng cường sự phối hợp, liên kết hợp tác giữa tổ chức, cá nhân có liên quan; đầu tư trước cho các xã, thôn khó khăn nhất, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, phụ nữ trên địa bàn. Thực hiện phân cấp xã làm chủ đầu tư các dự án, trao quyền tự chủ cho cộng đồng, gắn với nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá, đảm bảo “xã có công trình, dân có việc làm và tăng thêm thu nhập”. UBND cấp tỉnh giao Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện chương trình định kỳ, đột xuất.

 Nội dung hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng

Các loại công trình được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước của Chương trình là các công trình được quy định tại Quyết định số 1722/QĐ-TTg. UBND tỉnh được dành tối đa 30% nguồn vốn đầu tư phát triển hằng năm để tập trung đầu tư một số công trình khởi công mới mà người dân có nhu cầu cấp thiết tại một số xã, thôn thuộc chương trình theo hình thức luân phiên. Nguồn vốn tập trung đầu tư cho mỗi công trình không vượt quá tổng vốn đầu tư phát triển dự kiến phân bổ cho xã, thôn theo giai đoạn; đảm bảo tất cả xã, thôn thuộc chương trình được phân bố đủ vốn đầu tư phát triển dự kiến theo giai đoạn.

Các công trình được bố trí vốn ngân sách nhà nước của chương trình phải hoàn thành dứt điểm, thời gian thực hiện tối đa không quá 2 năm, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Các công trình có sử dụng trên 50% nguồn vốn ngân sách nhà nước của chương trình phải gắn biển ghi tên công trình thuộc “Chương trình 135” và các thông tin cơ bản của đơn vị chủ đầu tư, đơn vị thi công, tổng vốn đầu tư, quy mô công trình, thời gian khởi công và hoàn thành.

Cơ chế hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng

Đối với dự án áp dụng cơ chế đặc thù: Quy trình triển khai thực hiện theo quy định tại Nghị định số 161/2016-NĐ-CP và quy định cụ thể của UBND tỉnh. Đối với dự án không áp dụng cơ chế đặc thù: Dự án do một xã quản lý sử dụng và không yêu cầu kỹ thuật phức tạp, UBND huyện giao cho UBND xã làm chủ đầu tư. Dự án có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, phạm vi liên xã, UBND huyện giao cơ quan trực thuộc UBND huyện làm chủ đầu tư; UBND huyện là cấp quyết định đầu tư. Quy trình triển khai thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng và các quy định có liên quan.

Kinh phí duy tu, bảo dưỡng và quản lý, vận hành công trình

Những công trình phục vụ lợi ích chung trong phạm vi xã, thôn (bao gồm cả các công trình không được đầu tư bằng nguồn vốn của chương trình) do UBND xã quản lý được sử dụng kinh phí hỗ trợ duy tu, bảo dưỡng của chương trình để thực hiện. Không sử dụng kinh phí của chương trình để duy tu, bảo dưỡng công trình đã bàn giao cho hộ, nhóm hộ quản lý sử dụng. Kinh phí hỗ trợ duy tu, bảo dưỡng chỉ sử dụng cho sửa chữa nhỏ, tu bổ, bảo trì thường xuyên nhằm duy trì hoạt động bình thường của công trình; không sử dụng cho xây mới, nâng cấp, sửa chữa lớn công trình.

UBND xã là chủ đầu tư đối với nguồn kinh phí hỗ trợ duy tu, bảo dưỡng công trình. Hằng năm, căn cứ quy trình duy tu, bảo dưỡng do UBND tỉnh ban hành và hiện trạng công trình trên địa bàn xã, UBND xã lập danh mục công trình, hạng mục công trình cần duy tu, bảo dưỡng; thông báo kế hoạch duy tu, bảo dưỡng đến người dân và cộng đồng; tổ chức thảo luận công khai trước khi hoàn thiện kế hoạch và dự toán duy tu, bảo dưỡng, trình HĐND xã thông qua, đồng thời gửi UBND huyện tổng hợp.

Căn cứ quyết định giao kế hoạch vốn duy tu, bảo dưỡng của UBND huyện và nghị quyết của HĐND xã, UBND xã tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt kinh phí duy tu, bảo dưỡng từng công trình và giao cho tổ chức cộng đồng, tổ, nhóm thợ trên địa bàn xã nhận thầu thực hiện hoặc giao cho trưởng thôn tổ chức các hộ gia đình trong thôn thực hiện duy tu, bảo dưỡng đối với công trình do thôn quản lý. Trường hợp tổ chức cộng đồng, tổ, nhóm thợ, các hộ gia đình trong thôn không đủ điều kiện và khả năng thực hiện, UBND xã ký hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân đủ năng lực thực hiện duy tu, bảo dưỡng.

Đóng góp của cộng đồng và người dân

Hình thức đóng góp công lao động, vật liệu tại chỗ, hiến tặng đất và tài sản trên đất, tiền mặt và các hình thức đóng góp khác; mức đóng góp, phân bổ đóng góp để xây dựng, duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng thuộc chương trình do cộng đồng dân cư thống nhất, phù hợp với khả năng của cộng đồng và người dân hưởng lợi. Không huy động đóng góp bằng tiền đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo để xây dựng, duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng thuộc chương trình. Cộng đồng tự thỏa thuận về chế độ miễn, giảm đóng góp đối với các trường hợp khó khăn.

PV

顶: 441踩: 7