【stuttgart đấu với köln】Khủng hoảng di cư

时间:2025-01-25 23:53:13 来源:Empire777

khung hoang di cu cau chuyen chua co hoi ket

Giới phân tích cho rằng bài toán khủng hoảng di cư nghiêm trọng nhất tại châu Âu trong vòng 70 năm qua không chỉ nan giải ở góc độ kinh tế và an ninh,ủnghoảngdicưstuttgart đấu với köln mà còn đặt ra những vấn đề thuộc về thể chế. Tranh cãi về một giải pháp thấu tình đạt lý là câu chuyện chưa có hồi kết đối với châu Âu, dù Đức và Pháp đã nhiều lần kêu gọi thống nhất lập trường chung trong khối để giải quyết vấn đề này. Macedonia tuyên bố tình trạng khẩn cấp, đóng cửa biên giới để đối phó dòng người di cư tràn vào; Hungary xây một hàng rào thép gai dọc biên giới với Serbia và đóng cửa biên giới với Croatia; trong khi Bulgaria, Serbia và Rumani tuyên bố đóng cửa biên giới và cảnh báo không cho phép khu vực Balkan trở thành vùng đệm cho người di cư bị mắc kẹt…

Sự chia rẽ giữa các nước ở Tây và Đông Âu đang làm phức tạp những nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng di cư ngày càng trầm trọng. Các nhà lãnh đạo đã tiến hành nhiều cuộc họp để tìm lời giải cho bài toán này, nhưng đến nay, EU cùng các đối tác vẫn “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” do những mâu thuẫn quá lớn. Vướng mắc lớn nhất hiện là kế hoạch phân bổ tiếp nhận người di cư nhằm thể hiện tình đoàn kết và chia sẻ gánh nặng với các nước tuyến đầu trong cuộc khủng hoảng.

Trước thực trạng này, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã kêu gọi áp dụng chính sách “hạn ngạch mới” để phân bổ người di cư một cách đồng đều trên 28 nước thành viên EU. Giới chức ngoại giao EU cho rằng kế hoạch “hạn ngạch” dựa trên GDP, dân số, tỷ lệ thất nghiệp... này có thể giúp phân bổ ít nhất 160.000 người nhập cư trên toàn khối, trong đó các nước lớn hơn, giàu có hơn sẽ tiếp nhận nhiều người nhập cư hơn.

Tinh thần đoàn kết và chia sẻ mà các nhà lãnh đạo châu Âu khi đưa ra nhận được sự nhất trí cao về mặt chủ trương trong khối, nhưng khi đi vào thực hiện lại chứng kiến sự bất đồng và chia rẽ sâu sắc giữa các nước thành viên. Một số nước châu Âu đã phản đối hạn ngạch bắt buộc, từ chối tiếp nhận thêm người di cư do kinh tế trong nước còn trì trệ. Ngoài ra, các nước châu Âu cũng không thống nhất về cách tiếp cận vấn đề, giữa một bên là tạo điều kiện cho người nhập cư theo tinh thần nhân đạo, một bên là siết chặt các quy định với dòng người di cư.

Bất chấp chỉ trích từ nhiều nước Đông Âu, Đức vẫn cho rằng vấn đề người di cư không phải là của riêng từng quốc gia mà là của cả châu Âu. Berlin đang cố gắng thuyết phục những thành viên còn lại trong EU “chia sẻ gánh nặng” cùng Đức và tham gia một hệ thống phân bổ dòng người di cư “công bằng hơn” trên toàn bộ lãnh thổ EU. Ngoài ra, Berlin cũng đề nghị thiết lập những trung tâm tiếp nhận ở châu Phi và Trung Đông để các quốc gia châu Âu có thể đánh giá các yêu cầu tị nạn tại đây, góp phần ngăn chặn người tị nạn thực hiện những chuyến di cư mạo hiểm.

Nếu Đức sẵn sàng nới lỏng các quy định với người nhập cư, thì Anh thực hiện theo hướng ngược lại khi đưa ra hàng loạt chính sách mạnh tay với lao động nhập cư trái phép, còn Slovakia tuyên bố sẽ kiện lên Tòa án Công lý EU về quyết định này, với lý do mức phân bổ không hợp lý. Hiện chưa có biện pháp nào liên quan hạn ngạch tiếp nhận người di cư được triển khai.

Trong khi đó, các nước EU mới chỉ đóng góp khoảng 500 triệu euro trong tổng số 2,8 tỷ euro cam kết cho các tổ chức quốc tế và các quỹ hỗ trợ người di cư. Kế hoạch 17 điểm của các nhà lãnh đạo EU nhằm giải quyết dòng người di cư đang đổ về châu Âu thông qua cửa ngõ Hy Lạp được xem là “đê chắn sóng” mới giúp EU ngăn chặn "dòng lũ" tị nạn. Tuy nhiên, giải pháp này được cho là mang tính cục bộ, cấp bách, chưa thể là lời giải thấu đáo cho bài toán người di cư đang trở thành gánh nặng ngày càng lớn với các quốc gia châu Âu.

Các nhà phân tích cho rằng cuộc khủng hoảng người di cư trong năm 2015 đang dần phá vỡ những giá trị và lợi ích cơ bản của châu Âu, khi các nước trong khu vực bất đồng và chia rẽ xung quanh vấn đề giải pháp. Đây tiếp tục sẽ là bài toán khó làm “đau đầu” các nhà lãnh đạo EU trong năm 2016.

推荐内容