Khối ngoại bán ròng để tìm kiếm cơ hội mới
Ông Phạm Vũ Thăng Long - Trưởng Bộ phận kinh tế vĩ mô,ỳvọngdòngtiềntừnhàđầutưnướcngoàisớmquaylạithịtrườngchứngkhoánhận định wolverhampton Công ty cổ phần Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) cho biết, năm 2020 khi dịch Covid-19 bùng phát, dòng tiền dịch chuyển từ các nước mới nổi, trong đó có Việt Nam, sang thị trường phát triển. Sau đó, dòng vốn này bắt đầu quay trở lại các thị trường mới nổi, nhưng chủ yếu tập trung tại các thị trường kiểm soát được dịch bệnh, như Trung Quốc.
“Tại một số thị trường chứng khoán (TTCK) tương đồng với Việt Nam, mức độ bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài thậm chí còn cao hơn tại Việt Nam. Chẳng hạn, tại Hàn Quốc, giá trị bán ròng của khối ngoại là 15 tỷ USD trong 12 tháng; Malaysia bán ròng 3,4 tỷ USD; Philippines 2,9 tỷ USD; Thái Lan bán ròng 4 tỷ USD trên thị trường chứng khoán... Còn tại Việt Nam, tính từ đầu năm đến hết ngày 29/6/2021, giá trị bán ròng của khối ngoại khoảng 1,5 tỷ USD. Những con số cho thấy, xu hướng bán ròng của vốn ngoại diễn ra tại nhiều thị trường và tại Việt Nam, khối ngoại bán tương đối thấp hơn so với nhiều thị trường khác" - ông Long cho hay.
Cũng theo ông Long, cần đánh giá chân thực rằng, chỉ số chứng khoán Việt Nam đã tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái và tính từ đầu năm 2021 đến ngày 29/6 tăng 27%. Thị trường tích cực tạo hội cho các nhà đầu tư nước ngoài chốt lời một số danh mục mà họ có lãi và dòng tiền từ hoạt động này sẽ tiếp tục tìm cơ hội đầu tư mới, chứ không phải thoái ra khỏi thị trường.
Chuyên gia HSC tin rằng, thời gian tới, khi nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền vững và tích cực hơn, dòng tiền đầu tư của nhà đầu tư ngoại sẽ quay trở lại mua ròng. Thị trường Việt Nam có lợi thế lớn đó là nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định và giá trị của đồng nội tệ ổn định. Cùng với đó, với định giá PE (chỉ số giá trên thu nhập vốn cổ phần) trên TTCK Việt Nam khoảng 19 lần, chưa phải là cao so với nhiều thị trường khu vực và quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi với nhà đầu tư nước ngoài khi họ xem xét, quyết định chọn lựa đầu tư.
Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số
Liên quan đến tiến trình chuyển đổi số, Trưởng Bộ phận Kinh tế vĩ mô HSC cho biết, Chính phủ đã đặt ra 8 nhóm ngành ưu tiên trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia để phát triển nền kinh tế số, trong đó có ngành tài chính - ngân hàng. Đây là nhiệm vụ nặng nề mà Chính phủ giao cho các cơ quan quản lý, các đơn vị thành viên tham gia thị trường, trong đó có thị trường chứng khoán.
Với TTCK, ông Long dự báo, khi thị trường cải thiện được năng lực công nghệ và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tích cực, dòng tiền chắc chắn sẽ chảy mạnh hơn vào kênh đầu tư chứng khoán, không chỉ đến từ nhà đầu tư trong nước mà còn từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Để đón dòng vốn từ nhà đầu tư trong và ngoài nước, hoạt động chuyển đổi số trên TTCK cần chuyển động nhanh hơn. "Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng có nhiều sản phẩm, bên cạnh hàng hóa cơ sở là cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, là các sản phẩm trên thị trường phái sinh. Công ty chứng khoán có nhiều sự lựa trong tư vấn, hỗ trợ khách hàng và bản thân nhà đầu tư cũng có nhiều sự lựa chọn trong các quyết định giao dịch. Khi các ứng xử nghiệp vụ được thực thi trên nền tảng số, sẽ thúc đẩy tính minh bạch, hiệu quả trên thị trường và đặc biệt chất lượng quản trị rủi ro của mỗi nhà đầu tư, của các công ty chứng khoán sẽ được cải thiện" - ông Thăng Long chia sẻ.
Đánh giá về các ngành nghề có tiềm năng tăng trưởng trong xu thế chuyển động của nền kinh tế số, chuyên gia HSC đặt kỳ vọng vào sức bật của ngành du lịch và giao thông vận tải. Hiện nay, 2 ngành này bị ảnh hưởng mạnh nhất từ đại dịch. Tuy nhiên, tương lai cho nền kinh tế nói chung và 2 ngành nghề cụ thể trên nói riêng sẽ khác, khi Việt Nam có đủ vắc-xin đủ bảo vệ người dân và các thị trường quốc tế mở cửa trở lại.
Ông Tô Giang Nam - Giám đốc đầu tư Công ty quản lý quỹ Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank Capital), cho rằng thị trường sẽ ảnh hưởng bởi các yếu tố chính như: Nguồn vốn margin chững lại. Một số công ty giảm tỷ lệ để đáp ứng quy định của UBCK. Một số nước nới lỏng các quy định liên quan giãn cách phong toả. Tại Việt Nam, dòng tiền sẽ quay trở lại sản xuất.
Thời gian qua một số mã cổ phiếu, một số ngành đã tăng tương đối "nóng", vượt quá giá trị kỳ vọng của doanh nghiệp, tới đây sẽ có sự điều chỉnh để trở về giá trị thực của doanh nghiệp, phù hợp với bản chất của dòng tiền thật trên thị trường” - ông Nam cho hay.
“Về dài hạn, khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát, một số nước nới lỏng quy định về giãn cách xã hội, hoạt động đầu tư, kinh doanh được kỳ vọng dần hồi phục trở lại, dòng chảy của tiền trong nền kinh tế sẽ trở lại nhịp bình thường. Ngoài ra, điểm cộng đáng chờ đợi trên TTCK Việt Nam là nếu thị trường tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn để được nâng hạng, từ thị trường cận biên lên mới nổi, dòng tiền từ nhà đầu tư nước ngoài sẽ quay trở lại nhiều hơn. Thị trường thu hút được các dòng tiền chất lượng chính là yếu tố quan trọng nhất để tăng trưởng về chỉ số, về thanh khoản trở nên bền vững hơn so với hiện tại” - ông Nam nhận định./.
Hồng Quyên