Tiếp tục hay từ bỏ cuộc chơi
Apple có thể là gã khổng lồ công nghệ với trụ sở công ty hoành tráng như một con tàu vũ trụ nằm giữa Thung lũng Silicon. Nhưng cách California hàng nghìn dặm về phía tây,ìsaoThunglũngSiliconcầntớiTrungQuốcđểthànhcôsố liệu thống kê về al feiha gặp al hilal có một quốc gia khác đóng góp một phần quan trọng trong thành công của nó, đó chính là Trung Quốc.
Trung Quốc là một trong những thị trường quan trọng, mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho Apple. “Ông lớn” công nghệ phát triển phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp hợp đồng ở Trung Quốc để lắp ráp các thiết bị, cũng như có được doanh thu khổng lồ từ người tiêu dùng ở quốc gia đông dân này.
Các nhà phân tích ước tính 40% doanh thu ròng của Apple đến từ Trung Quốc trong quý trước, chiếm khoảng 1/5 tổng doanh số iPhone.
Nhưng sự phụ thuộc ngày càng tăng đó đặt Apple vào một thế khó, buộc công ty phải lựa chọn giữa việc tuân thủ các yêu cầu thị trường Trung Quốc đặt ra hoặc phải từ bỏ một cơ hội đầy tiềm năng.
Không chỉ Apple, LinkedIn, Facebook, Disney, Google và những công ty công nghệ lớn khác ít nhiều cũng đã phải nhượng bộ để tiếp tục trụ vững ở quốc gia tỷ dân này. Suy cho cùng, bỏ lỡ một thị trường khổng lồ có nghĩa là bị tụt phía sau so với các đối thủ.
Duncan Clark, một nhà phân tích công nghệ tại Bắc Kinh chia sẻ với tạp chí Time rằng, Trung Quốc giống như “Excalibur” - thanh kiếm huyền thoại của Vua Arthur, được cho là có ẩn chứa sức mạnh huyền bí bên trong, đối với các CEO của Thung lũng Silicon.
Khi các yêu cầu ngày càng khắt khe
LinkedIn vào tháng 9 từ bỏ “cuộc chơi”, đóng cửa ở thị trường Trung Quốc.
Giám đốc điều hành của Apple - Tim Cook, khi được hỏi về các vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc, ông cho biết Apple có trách nhiệm kinh doanh ở mọi nơi, kể cả Trung Quốc và thừa nhận rằng có những luật khác nhau ở các thị trường khác nhau.
Apple cũng được cho là đã ký một thỏa thuận bí mật trị giá 275 tỷ USD với Trung Quốc vào năm 2016 để vượt qua các rào cản quy định và cam kết sẽ thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc thông qua các khoản đầu tư và các mảng kinh doanh khác của mình.
Trong khi một số công ty cố gắng lùi lại phía sau để “xoa dịu” Trung Quốc, thì nhiều công ty không có lựa chọn đó. “Great Firewall” (tường lửa) của Trung Quốc đã gây khó dễ các công ty truyền thông nước ngoài khi chặt chẽ kiểm soát nội dung. Khoảng 10 năm trước, Facebook, Twitter và YouTube không thể dùng ở Trung Quốc, nhưng một số người dùng vẫn có thể truy cập các trang này bằng các mạng ảo cá nhân.
Thích ứng để tồn tại
Trước đó, Facebook đã cố gắng đạt được những bước tiến ở Trung Quốc nhưng không có kết quả. Nhưng nó vẫn tiếp tục tăng doanh thu nhờ quảng cáo của các công ty Trung Quốc.
Google đã rút khỏi thị trường Trung Quốc vào năm 2010 vì đã “chán ngấy” các yêu cầu kiểm duyệt. Nhưng sau đó vẫn quay trở lại thị trường. Vào năm 2017, "ông trùm tìm kiếm" đã khai trương một trung tâm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo ở Bắc Kinh, và tạo ra một dự án tên là Dragonfly - công cụ tìm kiếm của Google dành cho thị trường Trung Quốc. Đây được xem là nỗ lực thâm nhập thị trường đông dân nhất thế giới của Google.
Trưởng nhóm tìm kiếm của dự án cho biết trên The Intercept: “Chúng tôi cần hiểu những gì đang xảy ra ở đó để truyền cảm hứng cho chúng tôi. Nó không chỉ là một con đường một chiều. Trung Quốc sẽ dạy chúng tôi những điều mà chúng tôi không biết”.
Hương Dung(Theo Business Insider)
CMA: Google và Apple gây bất lợi cho người tiêu dùng
Giám đốc điều hành CMA nhận định Apple và Google đã kiểm soát cách sử dụng điện thoại di động của người dùng. CMA lo ngại điều này đang khiến hàng triệu người trên khắp nước Anh chịu thiệt thòi.