【xep hang ha lan】Thiếu vườn hoa sân chơi ở Hà Nội: Trách nhiệm có bị ‘bỏ ngỏ’?

Vườn hoa sân chơi chỉ “cho có hoặc chiếu lệ”!

Đánh giá về hiện trạng VHSC trong các khu dân cư ở Hà Nội,ếuvườnhoasânchơiởHàNộiTráchnhiệmcóbịbỏngỏxep hang ha lan ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch VUPDA cho biết, Hà Nội vốn là thành phố có nhiều VHSC ở các khu dân cư, nhưng gần đây những không gian này bị lấn chiếm, thiếu duy tu và ít được xây dựng mới trong khi dân số tăng nhanh dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng.

Minh chứng cho điều này, ông Chính đưa ví dụ, phường Trung Phụng (quận Đống Đa) với 17.000 dân mà chỉ có 30m2 sân chơi; phường Văn Chương (quận Đống Đa) chỉ có 3 sân chơi cho hơn 18.000 dân; phường Hạ Đình (quận Thanh Xuân) chỉ có một sân chơi khoảng 1.000m2 cho gần 20.000 dân; hay như khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính có diện tích giữa các tòa nhà cao tầng được xây dựng cho người dân đi qua chứ không phải VHCS.

Không chỉ thiếu về số lượng mà các VHSC hiện phần lớn bị xuống cấp, hư hỏng, mất vệ sinh, không an toàn,… đặc biệt bị thu hẹp, chiếm dụng bởi các dịch vụ buôn bán thương mại, chợ cóc, nơi trông giữ xe đạp, xe máy,…

“10 năm trước Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị về việc các địa phương phải dành đất xây dựng điểm vui chơi giải trí khi quy hoạch đô thị. Song sau 10 năm, kiểm tra tại 11 địa phương, không một địa phương nào thực hiện, nhưng không một chủ tịch tỉnh nào, không một lãnh đạo địa phương nào bị khiển trách, bị kỷ luật” -Ông Nguyễn Trọng An, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển cộng đồng.

Bên cạnh đó, bà Lã Thị Kim Ngân, Viện trưởng Viện Kiến trúc (Hội Kiến trúc sư Việt Nam), nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội cho biết, trong những khu vực xây dựng tự phát, khu vực ven đô,… VHSC nếu có thì nằm ở những vị trí không phù hợp, không an toàn (đầu thừa, đuôi thẹo của dự án, nằm rìa dự án,…) theo kiểu “cho có hoặc chiếu lệ”.

Lý giải về thực trạng này, ông Trần Ngọc Chính cho rằng, Hà Nội phát triển đô thị ngày càng hiện đại, nhưng việc dành đất để xây dựng VHSC trong các khu đô thị chưa được quan tâm đúng mức.

Bên cạnh đó, do buông lỏng quản lý, những không gian công cộng ấy dần dần bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích. Đặc biệt, cũng do thiếu sự quản lý nghiêm ngặt của các cơ quan chức năng nên xảy ra tình trạng nhiều trường hợp các VHSC chỉ “tồn tại trên giấy” ở bản vẽ quy hoạch chi tiết được các cấp phê duyệt rồi “biến mất” khi đầu tư xây dựng thực tế.

San_choi
Nhiều ý kiến được đưa ra trao đổi, thảo luận tại hội thảo “Vườn hoa, sân chơi trong các khu dân cư ở Hà Nội” do Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam (VUPDA) tổ chức ngày 6/5, tại Hà Nội.

Chế tài nào để quản lý?

Ông Nguyễn Trọng An, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển cộng đồng cho rằng, thiếu VHSC không chỉ làm giảm chất lượng đô thị, mà nghiêm trọng hơn nó còn là nguyên nhân gián tiếp khiến trẻ em, thanh thiếu niên không có những điểm vui chơi lành mạnh, an toàn dễ sa vào những tệ nạn xã hội hay gặp những tai nạn thương tâm khi vui chơi dưới lòng đường hè phố, chết đuối trên sông,…

“Việt Nam hàng năm có 7.000 trẻ em bị chết vì tai nạn thương tích, trong đó 3.500 trẻ chết vì chết đuối. Hà Nội là 1 trong 3 tỉnh trẻ em chết đuối cao nhất cả nước”, ông An cho biết.

Cũng theo ông An, mặc dù hệ lụy của việc thiếu điểm vui chơi an toàn lành mạnh có nhiều như vậy, song trách nhiệm dường như lại đang bị “bỏ ngỏ”.

“10 năm trước Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị về việc các địa phương phải dành đất xây dựng điểm vui chơi giải trí khi quy hoạch đô thị. Song sau 10 năm, kiểm tra tại 11 địa phương, không một địa phương nào thực hiện, nhưng không một chủ tịch tỉnh nào, không một lãnh đạo địa phương nào bị khiển trách, bị kỷ luật”, ông An nói.

Bởi vậy, theo ông An, các cơ quan chức năng cần tiến hành rà soát, bổ sung các quy định pháp luật cũng như giám sát việc thực thi các chính sách hiện hành. Đặc biệt, cần tăng cường những chế tài mạnh tay để quy trách nhiệm, xử lý nghiêm lãnh đạo cấp, ngành, địa phương,… tránh để xảy ra tình trạng “nhờn” pháp luật.

Bên cạnh đó, theo bà Lã Thị Kim Ngân, cần xác định không gian công cộng, trong đó đặc biệt là VHSC là một trong những chủ trương mang tính chiến lược và là yếu tố cạnh tranh phát triển giữa các quận, phường, xã, khu nhà ở và là một trong những tiêu chí quan trọng để nâng cấp hạng đô thị. “Đề nghị trong chương trình nâng cấp, nâng loại đô thị, cần điều chỉnh và xem xét tiêu chí này là tiêu chí ưu tiên”, bà Ngân đề xuất./.

Bài và ảnh: Thiện Trần

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Nên làm gì khi điện thoại thông minh bị lỗi sạc
下一篇:Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt