【tỷ lệ trực tiếp bóng đá】Để nông nghiệp 4.0 vừa gần
Gần đây nhiều người nói về “công nghệ 4.0”,Đểnngnghiệpvừagầtỷ lệ trực tiếp bóng đá đây là một tín hiệu vui trong bối cảnh cuộc cách mạng thông tin bùng nổ. Song cũng có ý kiến lo lắng chuyện lạm dụng cụm từ này. Hiểu và vận dụng đúng cuộc cách mạng công nghệ 4.0, giúp nông dân ĐBSCL có sinh kế bền vững đang là một yêu cầu cấp bách.
Nông dân Hậu Giang dùng máy phun giống gieo sạ lúa - biện pháp này giúp nông dân tiết kiệm giống và phân rất lớn.
Hiểu cho đúng thuật ngữ “4.0”
Gần đây thuật ngữ “công nghệ 4.0” được nhắc nhiều và nhiều hội nghị về đề tài này cũng được nhiều địa phương tổ chức. “Có người không hiểu, chẳng biết công nghệ 4.0 là gì cả mà vẫn phát biểu”, ông Phan Văn Sáu, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng nhận định trong một hội nghị mới đây với ngành nông nghiệp của tỉnh. Có lẽ cũng cần nhắc lại, để hiểu đúng và vận dụng một cách thiết thực công nghệ 4.0 trong bối cảnh hiện nay. Theo GS.TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam: Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) chia lịch sử phát triển có 4 cuộc cách mạng công nghiệp: 1.0 lấy mốc là sử dụng máy cơ khí chạy bằng hơi nước (năm 1784); 2.0 lấy mốc là sử dụng động cơ điện (năm 1870); 3.0 sử dụng máy tính (năm 1969); và hiện nay 4.0 là kết nối internet (năm 2011).
GS.TS Bùi Chí Bửu cho biết thêm: Năm 2017, Hiệp hội máy nông nghiệp châu Âu (EAM) đưa ra khái niệm nông nghiệp 4.0. Vậy thế nào là nông nghiệp 4.0? Đó là nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ số hóa, kết nối internet, đưa ra các quyết định nhờ hệ thống thiết bị tự động - “nông nghiệp chính xác”, với vai trò của doanh nghiệp thông minh. Đây là sự liên kết giữa nhà doanh nghiệp và nhà nông trên nền tảng khoa học, mang hiệu quả kinh tế - xã hội.
Bạc Liêu đã tạo nhiều dấu ấn từ các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao.
GS.TS Bùi Chí Bửu chỉ ra: Việt
Nông dân ĐBSCL chủ yếu sản xuất nông nghiệp là đối tượng dễ chịu tổn thương, chịu thiệt vì nông nghiệp Việt
Các nhà khoa học chỉ ra: Trong nông nghiệp chính xác, những thiết bị thông minh cho nông nghiệp đã trở thành “chiến lược phát triển” tại Nhật Bản và Hà Lan; đặc biệt là Israel trong lịch sử phát triển nông nghiệp của họ. Muốn vậy, đầu tư cho nghiên cứu khoa học nông nghiệp phải có bước đột phá mạnh mẽ hơn. Vừa qua, tỉnh Hậu Giang cũng đã có cách làm thiết thực, khi tổ chức Hội nghị “Giúp nông dân làm nông thông minh”. Đây cũng là cách làm cụ thể, góp phần thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: “Hậu Giang cần chuyển từ nền nông nghiệp hóa học sang nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, phát triển dịch vụ và các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ phục vụ nông nghiệp”.
Vận dụng “nông nghiệp 4.0” từ những điều cụ thể
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Hậu Giang đang đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững và xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh nông nghiệp 4.0 đang được đẩy mạnh. Từ năm 2019, tỉnh thúc đẩy các mô hình làm kinh tế xanh, hướng tới nông nghiệp thông minh, liên kết phát triển theo cơ chế thị trường trên nền tảng logistics, trong đó ưu tiên đầu tư cho thủy sản, rau quả, lúa gạo. Tỉnh đã thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Long Mỹ, diện tích 5.200ha, với nhiều chính sách hỗ trợ người dân và các nhà đầu tư làm nông nghiệp 4.0, nông nghiệp sạch, xây dựng chuỗi giá trị nông sản. Sau hội thảo này, Viện Kinh tế Nông nghiệp Hữu cơ, Công ty Lavifood đề xuất đầu tư 2 dự án (Nhà máy chế biến rau củ quả cấp vùng ĐBSCL; Phát triển vùng trồng liên kết rau củ quả phục vụ cho nhà máy chế biến), với quy mô khoảng 100ha. Khu vực dự án hiện nay diện tích đất lúa chiếm trên 50%. UBND tỉnh Hậu Giang cũng đề nghị Chính phủ xem xét, ủng hộ về chủ trương cho triển khai 2 dự án nêu trên.
“Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang được đẩy mạnh, tỉnh Hậu Giang đã xác định hướng đi riêng, đó là phát triển nông nghiệp xanh. Năm 2019, Hậu Giang tiếp tục phát huy hiệu quả công việc đã triển khai từ năm 2018, thúc đẩy mô hình làm kinh tế theo hướng bền vững, kinh tế xanh, hướng tới nông nghiệp thông minh, liên kết phát triển theo cơ chế thị trường trên nền tảng logistics”, ông Lê Tiến Châu, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết. Những năm qua, nông nghiệp ĐBSCL bên cạnh những thuận lợi cũng gặp rất nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ nông sản hàng hóa, như: tác động xấu của biến đổi khí hậu: hạn hán, xâm nhập mặn, dịch bệnh ngày càng diễn biến bất thường… Cách làm của người nông dân vẫn dựa theo thói quen, kinh nghiệm, mức độ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chưa cao; mối liên kết giữa người nông dân, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, ngân hàng và cơ quan quản lý nhà nước còn chưa chặt chẽ, chưa xây dựng được chuỗi ngành hàng, các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm không ổn định, giá cả bấp bênh…
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, ông Lê Minh Hoan có cách nhìn khá cụ thể: “Hiện nay đang có nhiều cách tiếp cận khác nhau về nền nông nghiệp 4.0. Tuy nhiên, Đồng Tháp đang theo đuổi ý kiến của các nhà khoa học - đó là: Cuộc Cách mạng nông nghiệp lần thứ 4 chính là phải bắt đầu từ việc hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học mà gia tăng sử dụng các chế phẩm sinh học, các phương thức sản xuất thân thiện với môi trường và người sử dụng để tạo ra các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Đây là một hành trình đầy khó khăn nhưng Đồng Tháp đang kiên trì thực hiện”.
Bài, ảnh: CAO PHONG
相关推荐
- Truy tìm tài xế ô tô tải đâm tử vong người đi bộ trên cao tốc rồi bỏ chạy
- Viet Nam, US to further intensify bilateral relations: top diplomats
- Preparations for upcoming elections basically completed
- Việt Nam calls for use of emerging technologies for correct purposes
- Bí thư Lào Cai chỉ đạo khắc phục vụ vỡ cống tràn xả thải
- Việt Nam deeply concerned about East Jerusalem situation: diplomat
- Election Council reports voter turnout of more than 95 per cent
- Việt Nam, RoK beef up diplomatic collaboration