游客发表

【đội hình al-nassr gặp al raed】Dư địa mở rộng chính sách tài khóa thuận lợi hơn chính sách tiền tệ

发帖时间:2025-01-25 14:47:02

Nới lỏng chính sách tiền tệ,ưđịamởrộngchínhsáchtàikhóathuậnlợihơnchínhsáchtiềntệđội hình al-nassr gặp al raed nhưng không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng
“Cộng hưởng” chính sách tài khoá và tiền tệ giúp kinh tế phục hồi
Chính sách tài khoá hỗ trợ doanh nghiệp: Hy sinh "túi tiền" quốc gia đổi lấy "trái ngọt" phát triển kinh tế
Vai trò của chính sách tài chính trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Dư địa mở rộng chính sách tài khóa thuận lợi hơn chính sách tiền tệ
Ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước (NSNN) phát biểu tại Diễn đàn.

Triển khai nhanh, kịp thời chính sách tài khóa

Ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước (NSNN) cho biết, thời gian qua, đã có nhiều chính sách tài khóa kịp thời được ban hành, qua đó hỗ trợ phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ nền kinh tế, bao gồm các giải pháp, chính sách thu NSNN; giải pháp, chính sách chi NSNN và giải pháp, chính sách từ cân đối NSNN.

Đối với giải pháp, chính sách về thu, ông Nguyễn Minh Tân cho hay, trong năm 2020, Bộ Tài chính đã trình cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền nhiều chính sách gia hạn, miễn giảm thuế, phí, lệ phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh. Theo đó, tổng số tiền thuế và phí đã được giãn, giảm theo các chính sách đã ban hành thực hiện năm 2020 đạt khoảng 129 nghìn tỷ đồng.

Năm 2021, quy mô tài khóa dự kiến hỗ trợ người dân, DN khoảng 140 nghìn tỷ đồng. Đến ngày 31/10/2021, số tiền thuế, tiền thuê đất, phí và lệ phí được miễn, giảm, gia hạn đạt khoảng 96,9 nghìn tỷ đồng.

Đối với giải pháp chi, ông Nguyễn Minh Tân cho biết kết quả thực hiện của giải pháp này trong năm 2020 là đã chi 16,8 nghìn tỷ đồng, năm 2021 dự kiến quy mô của nguồn lực dành cho giải pháp này là 127 nghìn tỷ đồng và đến 31/10 thực hiện được 82,56 nghìn tỷ đồng.

Đối với giải pháp, chính sách về cân đối NSNN, năm 2020 đã thực hiện cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước còn lại; tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020.

Năm 2021, thực hiện cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước còn lại; tiết kiệm thêm 10% kinh phí chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021; thu hồi các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai... Theo đó, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã thực hiện cắt giảm, tiết kiệm chi NSNN năm 2021 khoảng 20,67 nghìn tỷ đồng.

Đánh giá về những mặt tích cực của chính sách tài khóa thời gian qua, ông Nguyễn Minh Tân cho biết, nhiều chính sách, giải pháp ban hành kịp thời, góp phần hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân, được cộng đồng doanh nghiệp, người dân ghi nhận và đánh giá cao.

Nhiều chính sách triển khai nhanh, kịp thời, nhất là chính sách miễn, giảm, gia hạn các loại thuế, phí phải nộp, giúp giảm bớt áp lực tài chính trong ngắn hạn cho người dân, doanh nghiệp, duy trì sản xuất, đảm bảo kiểm soát tốt cân đối NSNN, an ninh tài chính quốc gia, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; thực hiện thành công mục tiêu "kép" năm 2020.

Tuy nhiên, về tồn tại, hạn chế, ông Nguyễn Minh Tân cho biết, các chính sách chủ yếu nhằm giải quyết khó khăn trong ngắn hạn của doanh nghiệp, người dân; chưa có nhiều chính sách về phí cầu, hỗ trợ phát triển thị trường trong nước, chuỗi cung ứng.

Việc triển khai thực hiện một số chính sách còn chậm, tỷ lệ giải ngân thấp, chưa kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế TNDN chưa tháo gỡ khó khăn cho DN chịu ảnh hưởng nặng nề, thua lỗ do dịch bệnh. Một số chính sách có thời gian thực hiện ngắn, chưa tạo tính chủ động cho doanh nghiệp, người dân trong tiếp cận chính sách.

Dư địa mở rộng chính sách tài khóa còn khá lớn

Tại Diễn đàn, chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực cho biết, chính sách tài khóa của Việt Nam giai đoạn gần 2 năm qua được thể hiện qua việc tăng cường kỷ luật tài khóa, kiểm soát thâm hụt NSNN và nợ công. Theo đó, thâm hụt ngân sách/GDP, nợ công/GDP, nợ chính phủ/GDP năm 2020 lần lượt ở mức 3,5%, 43,5% và 38,6% (theo GDP điều chỉnh).

Cùng với đó, tăng cường các gói hỗ trợ tài khóa cùng với các gói hỗ trợ tiền tệ (miễn giảm, gia hạn thuế TNDN, TNCN, thuế GTGT, thuế sử dụng đất nông nghiệp, phí trước bạ ôtô sản xuất trong nước, tiền thuê đất...)

Ông Lực cũng chỉ ra một số hạn chế, thách thức của chính sách tài khóa thời gian qua như: các gói hỗ trợ tài khóa chưa đủ lớn và rộng; thu ngân sách thiếu bền vững; phối hợp chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách khác cần tiếp tục cải thiện; kinh tế thế giới và Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn (nợ xấu tiềm ẩn, áp lực lạm phát tăng lên trong khi phải tiếp tục các chương trình phục hồi, gói hỗ trợ, ngân sách còn hạn hẹp...).

Về dư địa chính sách tài khóa trong giai đoạn tới, chuyên gia này nhấn mạnh có nhiều thách thức đối với chính sách tài khóa, một mặt phải đẩy mạnh hỗ trợ nền kinh tế, mặt khác phải kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, chuyên gia Cấn Văn Lực cho rằng, dư địa mở rộng chính sách tài khóa còn khá lớn và có phần thuận lợi hơn chính sách tiền tệ, cụ thể là thâm hụt NSNN, nợ công được kiểm soát tốt trong giai đoạn trước, hiện vẫn trong tầm kiểm soát và thấp hơn các nước trong khu vực trong khi cơ hội tăng vay nợ trong nước (qua phát hành TPCP) với lãi suất thấp, rủi ro thấp, tạo dư địa gia tăng chi tiêu ngân sách cho phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế; quy mô hỗ trợ tài khóa còn khá khiêm tốn; các cân đối lớn (thâm hụt NS/GDP, nợ công/GDP, nghĩa vụ trả nợ/thu NSNN, lạm phát…) vẫn trong ngưỡng an toàn

Theo đó, chuyên gia này kiến nghị chấp nhận tăng nợ công, thâm hụt ngân sách để bổ sung các gói hỗ trợ; tập trung nhiều vào hỗ trợ tiền mặt, giảm phí/chi phí, bảo lãnh tín dụng, cho vay ưu đãi (hỗ trợ lãi suất) hơn là giãn hoãn thuế, nghĩa vụ trả nợ.

Cùng với đó, chính sách tài khóa cần phải được triển khai nhanh, gọn, hiệu quả trên cơ sở ứng dụng mạnh CNTT, dữ liệu, đồng thời gắn chương trình phục hồi kinh tế với chiến lược phòng, chống dịch bệnh, đề án cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn...

Chuyên gia này cũng đề xuất triển khai thêm hỗ trợ tài khóa và hỗ trợ khác như: tiếp tục giảm thuế GTGT, thúc đẩy bảo lãnh vay vốn của DNNVV qua các quỹ bảo lãnh vay vốn DNNVV tại các địa phương; hỗ trợ 1 phần chi phí đầu vào cho DN (như giảm phí BHXH, phí công đoàn, hỗ trợ chí phí xét nghiệm, chi phí “3 tại chỗ",...); Đầu tư nâng cao năng lực y tế, thiết lập quỹ phòng chống dịch bệnh, tiến tới có quỹ khẩn cấp quốc gia; xem xét giảm 10% tiền điện, cước viễn thông trong năm 2022; Tài trợ (20-30%) cho các dự án nâng cấp đổi mới công nghệ của DN trong một số lĩnh vực ưu tiên…

“Tổng các gói hỗ trợ tài khóa mới ước tính khoảng 400.000 tỷ đồng, trong đó ước thực chi khoảng 240.000 tỷ đồng (tương đương 3% GDP)”, chuyên gia Cấn Văn Lực nói.

Cùng với đó, đẩy mạnh việc cổ phần hóa, thoái vốn DNNN (phấn đấu đạt 80-90% kế hoạch), có thể thu về khoảng 30 35.000 tỷ đồng mỗi năm; tăng cường phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước; rà soát các quỹ ngoài ngân sách, các quỹ địa phương; vay các tổ chức tài chính quốc tế (ADB, WB...)

Có kế hoạch, giải pháp đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô (nhất là kiểm soát lạm phát, giá cả, nợ xấu...), đảm bảo ổn định tài khóa. Đồng thời đẩy mạnh cải cách thể chế, cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường đầu tư - kinh doanh.

Đồng tình với chuyên gia Cấn Văn Lực về kiến nghị cải cách thể chế, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, cải cách hành chính cần phải được thực hiện mạnh mẽ hơn nữa.

“Dù đây là một giải pháp nhỏ, nhưng lại tạo ra hiệu quả lớn, bởi việc đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục và chi phí đem lại hiệu quả lớn và tác động tích cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trong bối cảnh hiện nay. Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính trong thời gian tới”, ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh.

Gửi ý kiến tới Diễn đàn, Ngân hàng Phát triển châu Á cho rằng, đầu tư công tiếp tục là trụ đỡ của phát triển kinh tế trong giai đoạn tiếp theo. Theo đó, đầu tư vào cơ sở hạ tầng bền vững sẽ hỗ trợ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn hậu Covid-19. Vì vậy, cần tiếp tục coi giải ngân vốn đầu tư công như một nhiệm vụ trọng tâm của năm 2022-2023 để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững (giao thông, năng lượng, viễn thông, nước…); đầu tư vào cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho xuất khẩu; hạ tầng số; hạ tầng xanh... Bên cạnh việc chú trọng ưu tiên đẩy mạnh giải ngân các dự án lớn, dự án quan trọng quốc gia, có sức lan tỏa lớn đang trong quá trình thực hiện, có thể đẩy mạnh thực hiện các công trình tại địa phương, trùng tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng sẵn có như kinh nghiệm của một số nước khác trong khu vực.

    热门排行

    友情链接