【xem bong da truc truyen】Tượng điêu khắc… kêu cứu
Hàng chục tác phẩm nghệ thuật điêu khắc bị bỏ hoang,ượngđiêukhắckêucứxem bong da truc truyen không có ai chăm nom trải qua thời gian bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Những “linh hồn tượng đá” ấy vẫn chưa biết số phận của mình rồi sẽ ra sao, và có lẽ những tác giả của tác phẩm sẽ ngậm ngùi khi nhìn thấy đứa con tinh thần của mình rơi vào tình cảnh như thế.
Một bức tượng điêu khắc bên trong khu vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên đang hư hỏng, xuống cấp |
Câu chuyện trên diễn ra và có khả năng kéo dài tại không gian trưng bày các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tại khu vực hồ Thủy Tiên (xã Thủy Bằng, TP. Huế). Không gian này có hơn 20 tác phẩm được các nhà điêu khắc trong và ngoài nước sáng tác, trưng bày tại kỳ Festival Huế vào năm 2006. Thế nhưng, kể từ ngày khu du lịch này bỏ hoang, tình trạng các tác phẩm nghệ thuật được trưng bày ở đây cũng rơi vào cảnh hoang hóa, hư hỏng, xuống cấp theo thời gian. Từ bên ngoài khu du lịch, chúng tôi men theo lối đi tắt băng qua một đoạn đường dốc sỏi để đến với không gian các tác phẩm. Từ một điểm cao nhìn xuống, cỏ mọc cao, che lấp đi nhiều tác phẩm nghệ thuật. Càng đến gần, mới thấy rõ sự xuống cấp của từng tác phẩm.
Đa số các tác phẩm do không có người trông coi nên bị xâm hại nghiêm trọng. Nhiều bệ đỡ tượng bong tróc, một vài tác phẩm thì bị những người vô ý thức vẽ bậy, hoặc có tác phẩm bằng Inox bị tháo đi từng mảnh… Có những tác phẩm không còn bảng giới thiệu tên tác phẩm, tác giả, hoặc còn nhưng bị mờ nhạt. Một vài người dân sống gần đó cho biết, từ lâu do không được trông coi nên không gian này trở nên hoang vắng, cỏ mọc um tùm, thi thoảng có một vài du khách qua lại, trâu bò của người dân quanh đó vô tư thả. Liên quan đến việc này, UBND tỉnh từng có ý kiến, yêu cầu một số cơ quan chức năng lên phương án bảo quản, phát huy giá trị tác phẩm. Tuy nhiên, đến thời điểm này, gần như vẫn giẫm chân tại chỗ. Các tác phẩm vẫn đang rơi vào tình cảnh “cha chung không ai khóc”.
Theo một cán bộ Phòng Văn hóa – Thông tin TP. Huế, UBND TP. Huế có đề xuất và đã “xin” được 4 tượng ở khu vực hồ Thủy Tiên để đưa về đặt tại một số không gian công cộng. “Còn việc giao cho thành phố quản lý thì không hề nghe”, người này khẳng định. Thống kê của Sở Văn hóa và Thể thao cho hay, trải qua 5 kỳ Festival Huế, có 110 tác phẩm ra đời mang tính nghệ thuật cao, có ý nghĩa văn hóa nhân văn tích cực. Các tác phẩm này đang được trưng bày ở công viên Lý Tự Trọng, công viên 3/2, công viên Phú Xuân, khu vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên và một resort ở Thuận An. Riêng một số tác phẩm trưng bày ở hồ Thủy Tiên có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng do khu vực cảnh quan không được chăm sóc, bảo quản.
Nhiều chuyên gia nghệ thuật cho rằng, khá tiếc nuối khi một lượng các tác phẩm điêu khắc không được phát huy giá trị đúng nghĩa mà còn phải đối mặt với nguy cơ hư hỏng trầm trọng. “Cần tính toán để có phương án bảo vệ. Hoặc để tượng lại nếu khu vui chơi này được chỉnh trang, nâng cấp, còn không phải di chuyển đến những không gian khác để vừa có cách bảo quản, vừa phát huy giá trị”, một chuyên gia nêu ý kiến.
Được biết vào năm 2017, UBND tỉnh có quyết định thu hồi đất dự án trung tâm vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên và giao Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý sau khi nhà đầu tư là một công ty không còn đủ khả năng để hoàn thành dự án. Ông Trương Phước Tuấn, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở Tài nguyên và Môi trường) – đơn vị đang quản lý khu đất khu vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên thừa nhận, trải qua nhiều thời gian dùng dằng, hiện các bức tượng nằm bên trong không gian này đang xuống cấp, hư hỏng. Hư hỏng nặng nhất là những bức tượng bằng chất liệu kim loại.
Theo ông Tuấn, đơn vị được giao quản lý khu đất vì thế không thể làm gì hơn. Ngoài 4 bức tượng được bàn giao cho TP. Huế, hiện bên trong hồ Thủy Tiên còn 18 tượng. Vì thế, mong có quy hoạch vườn tượng và giao cho các cơ quan chuyên môn di dời để đặt đúng nơi, đúng chỗ, phát huy được giá trị.
Tháng 7/2023, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt Đề cương nhiệm vụ lập đề án sắp xếp hệ thống tượng, biểu tượng kiến trúc nghệ thuật và vườn tượng tỉnh Thừa Thiên Huế. Mục tiêu mà đề án hướng tới đó là phát huy các giá trị văn hóa lịch sử, kế thừa và phát huy các không gian quy hoạch kiến trúc, cảnh quan đô thị để hình thành các địa chỉ văn hóa thông qua ngôn ngữ nghệ thuật điêu khắc. Cụ thể hơn, sắp xếp hệ thống tượng, biểu tượng kiến trúc nghệ thuật và vườn tượng, góp phần làm đẹp cảnh quan đô thị, phát huy giá trị tác phẩm đối với công chúng, tạo điểm đến thu hút du khách. |