游客发表

【kq luot di c1】50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ chí Minh: Đền thờ Bác ở Lương Tâm

发帖时间:2025-01-10 21:42:35

50 năm nhìn lại,ămthựchiệnDichccủaChủtịchHồchMinhĐềnthờBcởLươkq luot di c1 có suy ngẫm mới thấy hết được giá trị vô giá của Ngôi đền thiêng lịch sử - Đền thờ Bác Hồ, ở xã Lương Tâm !

Lễ dâng hoa viếng Bác tại Đền thờ Bác Hồ, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ. Ảnh: LÝ ANH LAM

Vùng đất Lương Tâm - nơi phát tích Ngôi đền thiêng lịch sử

Lương Tâm là một làng thuộc tổng Thanh Tuyền, quận Long Mỹ, tỉnh Rạch Giá trước đây. Làng có 11 ấp, được đặt tên nghe rất địa phương, dân dã, như ấp Lương Hòa, ấp Giao Du, ấp Năm Căn, ấp Bần Quỳ, ấp Xã Mão, ấp Tô Ma, ấp Nước Trong, ấp Ngang Mồ, ấp Giồng Cấm, ấp Bào Ráng, ấp Tàn Ông. Cư dân nơi đây gồm 3 dân tộc là Kinh, Khmer và Hoa.

Nhân dân Lương Tâm có truyền thống cần cù, đoàn kết, yêu nước. Trước năm 1930 đã xuất hiện một số phong trào yêu nước chống Pháp như “Thiên địa hội”, “Kèo xanh, kèo vàng”... Năm 1933, có 2 đảng viên cộng sản từ Bến Tre qua nhen nhóm phong trào nông dân.

Sau Nam kỳ khởi nghĩa thất bại, đầu những năm 1940, đồng chí Võ Văn Kiệt cũng về đây hoạt động, tiếp tục gầy dựng phong trào và thành lập chi bộ đảng để lãnh đạo Nhân dân. Tháng 12-1945, Nhân dân Lương Tâm nổi dậy giành chính quyền.

Trong 9 năm kháng Pháp, Lương Tâm là vùng căn cứ địa cách mạng, Nhân dân trong vùng có nhiều đóng góp công sức cho kháng chiến. Trường Đảng miền Nam mang tên Trường Chinh năm 1949 từng đứng chân và mở lớp đào tạo cán bộ tại Vàm Cấm; tại đây, Bí thư Xứ ủy Lê Duẩn tham dự lễ mít-tinh trọng thể kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2...

Qua 21 năm kiên cường đánh Mỹ, Lương Tâm có hàng ngàn gia đình có công với nước. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Lương Tâm cũng rất vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Theo Đảng và Bác Hồ làm cách mạng để giành độc lập cho dân tộc, đem lại ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân là lý tưởng cao đẹp của Nhân dân Lương Tâm. Vì vậy, Đảng và Bác Hồ luôn là niềm tin, giúp họ thêm sức mạnh để vượt qua gian khổ, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Riêng với Bác Hồ, Nhân dân Lương Tâm luôn mong mỏi được gặp, được thấy hình ảnh, được nghe giọng nói của Bác.

Trước năm 1969, xã Lương Tâm duy nhất chỉ có 1 cái “la-dô” của cơ quan Xã ủy dùng theo dõi tình hình thời sự. Vì thế, người dân thường quây quần bên chiếc đài đặc biệt này để chăm chú lắng nghe Bác nói chuyện, Bác đọc tuyên ngôn độc lập, Bác đọc thơ chúc mừng năm mới... Thế nhưng, đến Quốc khánh 2 tháng 9 năm 1969, mọi người cảm thấy băn khoăn khi không nghe Bác ra dự lễ… Rồi sáng ngày 3 tháng 9, trong bản tin lúc 7 giờ, Đài Tiếng nói Việt Namđọc thông báo số 1 thông báo Bác bệnh nặng. Khi nghe thông báo, bà con cảm thấy bất an. Đến 8 giờ, đài đọc thông báo số 2 báo tin Bác qua đời...

Việc lập bàn thờ Bác

Tin Bác mất đem đến không khí đau buồn, thương tiếc bao trùm lên mọi sinh hoạt và thể hiện trên từng nét mặt của đảng viên, cán bộ, chiến sĩ và người dân Lương Tâm.

Mưa tầm tã suốt tuần không dứt; trên đầu máy bay địch rải truyền đơn, dùng loa phóng thanh tuyên truyền hòng gây tâm lý hoang mang trong cán bộ, Nhân dân. Lúc đầu, cũng có một số băn khoăn: rồi đây không biết sự nghiệp cách mạng như thế nào ?...

Theo chỉ thị của trên, lễ truy điệu Bác được tiến hành trong 10 ngày kể từ ngày 3 tháng 9. Cán bộ và Nhân dân Lương Tâm tổ chức lễ truy điệu Bác được 5 điểm ở những lõm giải phóng, mỗi điểm có từ 70-80 người dự, mỗi nhà chỉ để lại một người trông nom, mỗi người đều đeo trên ngực áo mảnh vải tang nửa đen nửa đỏ (màu đen tượng trưng cho tang tóc, màu đỏ tượng trưng cho tính chiến đấu).

Nội dung chính lễ truy điệu có đọc Điếu văn và Di chúc Bác; ảnh Bác được đồng chí Tư Thống, cán bộ văn hóa xã phóng ra từ ảnh Bác trong tờ giấy bạc 5 đồng của Chính phủ Việt Minh phát hành trong 9 năm kháng Pháp. Sau đó, nhiếp ảnh gia Lý Wày có chụp lại bức ảnh Bác rồi rửa thu nhỏ phân phát các nơi làm lễ truy điệu.

Điều đặc biệt là người dân sẵn lòng cho lập bàn thờ tang của Bác ngay trong nhà họ đang ở, không cữ kiêng theo tập tục ông bà để lại, vì họ kính trọng, thương tiếc Bác như người cha, ông của mình! Trong lễ truy điệu, mọi người sục sùi ứa lệ vì thương tiếc Bác, có cán bộ xúc động nghẹn ngào không đọc nổi Điếu văn, Di chúc Bác!

Lúc Bác mất không có chủ trương thờ cúng Bác. Nhưng cán bộ và Nhân dân Lương Tâm nhận thức rằng: Bác là vị lãnh tụ thiêng liêng của dân tộc, Nhân dân quá tin yêu, thương tiếc Bác nên phải có bàn thờ Bác để sớm hôm phụng thờ, vừa thể hiện tấm lòng biết ơn Bác vừa giáo dục tư tưởng cho cán bộ, đảng viên noi theo gương Bác vượt qua khó khăn, thử thách đang đặt ra phía trước.

Thế là Đảng bộ và Nhân dân Lương Tâm quyết định lập bàn thờ để phụng thờ Bác. Lúc này, sau Tết Mậu Thân năm 1968, địch phản kích ta quyết liệt. Bàn thờ Bác được đặt trong cơ quan Đảng ủy xã Lương Tâm trên đất của ông Ba Trang, ở ấp 3, kinh Bần Quỳ. Từ tháng 9 năm 1969 đến đầu năm 1973, tại nơi thờ tự Bác diễn ra nhiều hình thức sinh hoạt chính trị, tư tưởng thiết thực. Đến giữa năm 1973, địch bình định ác liệt, chúng ném bom trúng ngay cơ quan Xã ủy và nơi thờ Bác. Sau đó, cơ quan Xã ủy dời xuống địa bàn ấp 4, gần vàm kinh Tô Ma, bàn thờ Bác vẫn được duy trì, chỉ có điều lúc này không có ảnh Bác (ảnh Bác rất quý hiếm). Đến khi miền Nam được giải phóng, cơ quan Xã ủy về đóng ở khu vực ngã tư Lộ Xe, thuộc ấp 3, xã Lương Tâm và bàn thờ Bác vẫn được duy trì... Có thể nói, việc thờ Bác xuyên suốt trong cơ quan Xã ủy là một nét riêng chỉ có ở Lương Tâm!

Khi đất nước hòa bình, cũng có ý kiến muốn lập nơi thờ tự Bác đàng hoàng hơn, nhưng do tình hình kinh tế lúc này quá khó nên ý định đó đành phải gác lại...

Mãi đến năm 1989 thì được dịp may...

Có lần dự hội nghị ở tỉnh, chú Năm Phú, lúc này là Chủ tịch UBND tỉnh Cần Thơ, gặp chú Tư Thống, phụ trách văn hóa thông tin huyện Long Mỹ, chú Năm Phú mới hỏi:

- Hồi chiến tranh, tôi xuống công tác ở Long Mỹ, vô cơ quan xã trong đám lá, thấy anh em Lương Tâm thờ Bác có hông?

- Chú Tư Thống nhanh nhẹn đáp, dạ có!

- Chú Năm Phú liền chỉ đạo: “Hôi về bàn bạc phục dựng lại nơi thờ tự Bác để kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Bác sắp tới”.

Chú Tư Thống quá mừng, khấp khởi đi về báo cáo với Thường trực Huyện ủy; rồi sau đó lãnh đạo huyện chấp thuận chủ trương phục dựng lại việc thờ tự Bác, nhưng chỉ có chủ trương bằng miệng và không có đề cập kế hoạch thực hiện cụ thể.

Ngày kỷ niệm sinh nhật Bác cận kề nên xã và ông Tư Thống phải chủ động chạy nước rút với thời gian và lo liệu mọi thứ, từ vận động hiến đất, vẽ lặp lăn ngôi đền đến mở sổ vàng vận động nhân vật lực xây cất...

Với sự nhiệt thành chung tay góp sức của mọi người, cuối cùng, ngôi đền cũng đã thành hình và tổ chức khánh thành trong sự vui mừng khó tả hết của Đảng bộ Lương Tâm và bà con nhân dân trong vùng, đúng vào dịp 19 tháng 5 năm 1990 - kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Bác; và cũng hết sức có ý nghĩa khi vào dịp này, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) vinh danh Bác Hồ danh hiệu Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam.

Có được ngôi đền phải kể đến tình cảm và công sức chung tay góp phần của người dân, một số điển hình tiêu biểu như: chú Tư Thống điều hành chung, lo toan mọi việc; ông Năm Nhâm là đảng viên già, rất nghèo nhưng đã nhường lại 2 công đất để xây đền; ông Ba Tiệm góp trên 300 ngàn đồng - số tiền rất lớn lúc bấy giờ; anh Ba Chiến đóng góp toàn bộ gỗ quý xây cất; nhóm thợ mộc trong xã đóng góp ngày công xuyên suốt; cán bộ, công nhân viên ban, ngành cấp huyện lao động tôn tạo khuôn viên…

Cảm động nhất là trong ngày khánh thành ngôi đền, có 4 bậc kỳ lão thuộc Ban Trị sự đình thần Nguyễn Trung Trực bên Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, áo dài khăn đóng, gánh qua 2 gánh 4 cây sao để trồng ở Đền thờ Bác, phía dưới bầu cây có ghi dòng chữ “Trồng cây nhớ Bác”, tuy nét chữ nguệch ngoạc nhưng hết sức ý nghĩa!

Đền thờ Bác Hồ - Đóa sen hồng tỏa ngát hương thơm - Biểu tượng của niềm tin và sức mạnh

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bàn thờ Bác là nơi diễn ra các sinh hoạt có ý nghĩa chính trị tinh thần sâu sắc, như tiến hành các đợt chỉnh huấn và giáo dục về chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên giữ gìn đạo đức cách mạng, phát động thi đua làm theo gương Bác, thực hiện Di chúc Bác.

Hàng năm, vào ngày Bác mất, xã đều tổ chức lễ giỗ Bác rất trang trọng, đầy ý nghĩa, trong đó nhắc nhở nhau vượt qua khó khăn, tuyệt đối trung thành với Đảng, với cách mạng.

Suốt 21 năm chịu đựng nhiều gian khổ, hy sinh, nhưng Nhân dân Lương Tâm vẫn kiên cường bám đất giữ làng, cán bộ và đảng viên Lương Tâm vẫn trung kiên, không một ai đầu hàng hoặc theo giặc phản bội cách mạng. Tuy Đền thờ Bác ở sát đồn bót địch nhiều năm, nhưng do được Nhân dân hết lòng bảo vệ, giữ kín nên địch không hề hay biết, mọi sinh hoạt vẫn diễn ra an toàn. Bởi vậy rất sâu sắc khi có người bảo: “Đền thờ Bác ở Lương Tâm”!

Từ khi đất nước hòa bình thống nhất đến nay, Đền thờ Bác được phục dựng và qua mấy lần tôn tạo, nâng cấp; chính nơi chốn thiêng liêng này đã diễn ra nhiều sinh hoạt phong phú, bổ ích về mặt tinh thần, tình cảm, hàng năm, có đến hàng chục ngàn lượt người từ các nơi trong vùng về viếng Bác.

Nhiều năm liền, cứ vào dịp sinh nhật Bác 19 tháng 5 hoặc ngày Bác mất 2 tháng 9, bà con bên Vĩnh Viễn hùn xăng với nhau, dùng trẹt chở nhau qua làm cỏ, quét dọn đền thờ suốt cả ngày ròng và xin được rước ảnh Bác về thờ ở gia đình. Đông đảo mọi người đến đây để học Bác, để noi theo gương Bác, để hứa với Bác sẽ ra sức làm theo Di chúc Bác. Chính vì luôn quan tâm học tập và làm theo gương Bác nên Đảng bộ và Nhân dân Lương Tâm, Long Mỹ đã phát huy có hiệu quả truyền thống cách mạng kiên cường, tạo nên sức mạnh nội sinh để làm nên những thắng lợi có ý nghĩa đã qua!

Trong thời gian tới, chúng ta phải đặc biệt quan tâm chăm nom để Ngôi đền thờ Bác thật sự trở thành trái tim, biểu tượng thiêng liêng về tinh thần của Đảng bộ và Nhân dân Lương Tâm, Long Mỹ, Hậu Giang! Cung cách quản lý, sinh hoạt của ngôi đền phải có hồn thiêng, trong đó, phải gắn liền với tình cảm và trách nhiệm của cộng đồng và xã hội.

Có chiều sâu như vậy Ngôi đền thờ Bác Hồ sẽ luôn luôn là đóa sen hồng luôn tỏa ngát hương thơm, mang tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ đến với mọi người, mọi nhà, làm cho họ nâng cao hơn niềm tin và động lực để tiếp tục làm nên những kỳ tích trong sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước ngày thêm đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như điều mong muốn cuối cùng của Bác trước lúc đi xa: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

LÊ HỮU PHƯỚC

    热门排行

    友情链接