Theângcaohiệuquảhuấnluyệnchónghiệpvụtuong thuat truc tiep bong da hom nayo số liệu của Trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ (Cục ĐTCBL), từ năm 2006 đến nay Trung tâm đã tổ chức được 10 khóa đào tạo huấn luyện viên và chó nghiệp vụ. Trung tâm cũng tổ chức hàng chục khóa huấn luyện ngắn hạn nâng cao tại các chi cục do chuyên gia Pháp, Cu Ba hoặc do cán bộ chuyên môn của Trung tâm huấn luyện. Hiện tại tổng số chó nghiệp vụ trang bị cho toàn ngành Hải quan là 120 con được phân bổ tại 21 cục Hải quan tỉnh, thành phố, trong đó cấp cho Cục Hải quan Lạng Sơn 13 con, tuy nhiên có một con đã thải loại từ tháng 12-2011.
Có mặt trong chuyến kiểm tra định kỳ công tác quản lý và sử dụng chó nghiệp vụ của Trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ (Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) tại các đơn vị trên địa bàn Cục Hải quan Lạng Sơn, chúng tôi mới thấy được sự vất vả huấn luyện cũng như sử dụng hiệu quả “công cụ sống” này trong việc phát hiện ma túy.
Các huấn luyện viên đã quan tâm đến việc chăm sóc, huấn luyện, sử dụng chó, đặc biệt một số con sau khi trở về đơn vị năng lực tiến bộ hơn khi học ở trường. Cụ thể như, con chó giống Labrado của huấn luyện viên Nguyễn Đình Hoạt ở Chi cục Hải quan Cốc Nam, con chó giống Becgie của huấn luyện viên Phạm Văn Khoa ở Đội Kiểm soát Hải quan, con chó giống Labrado của huấn luyện viên Quách Đăng Trọng ở Chi cục Hải quan Tân Thanh…
Mặc dù, đã có những cố gắng nhưng vẫn còn một số huấn luyện viên chưa thật sự sát sao, thiếu tập luyện, chăm sóc chó. Bên cạnh đó, việc sử dụng chó ở nhiều đơn vị từ ngày được trang bị chó nghiệp vụ đến nay chưa sử dụng hoặc mới sử dụng 1-2 lần. Chuồng trại vệ sinh chưa được tốt, để phát sinh dịch bệnh cho chó nghiệp vụ. Một số đơn vị do diện tích nuôi nhốt chó nhỏ, không có sân tập nên việc tập luyện cho chó gặp nhiều khó khăn.
Theo đại diện Trung tâm Huấn luyện chó nghiệp vụ, sử dụng chó nghiệp vụ để kiểm soát ma túy được đánh giá là hiệu quả, có tính cơ động trong mọi loại hình phức tạp, nguy hiểm và tiết kiệm hơn so với dùng máy móc hiện đại. Chính ưu điểm đó của “công cụ sống” này, lãnh đạo Tổng cục Hải quan đã khôi phục lại việc sử dụng chó nghiệp vụ phát hiện ma túy trong ngành Hải quan.
Từ khi Trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ được thành lập (năm 2006), đã được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan với tinh thần quyết tâm phát triển và đưa chó nghiệp vụ vào phòng chống ma túy, góp phần hiện đại hóa của ngành Hải quan.
Việc dùng chó nghiệp vụ vào công tác phát hiện tìm ma túy là một hướng đi đúng. Nhưng dùng chó nghiệp vụ để truy tìm, phát hiện ma túy phải đạt được các yêu cầu. Cuộc chiến phòng chống, ngăn chặn ma túy mà trọng yếu là tại các tỉnh vùng biên giới luôn diễn ra khốc liệt và chưa có hồi kết… Do đó, ngành Hải quan đã nỗ lực với quyết tâm cao phát hiện, ngăn chặn hành vi buôn bán ma túy.
Ông Đặng Văn Hãng, Phó Giám đốc Trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ nhấn mạnh, xác định được tầm quan trọng của việc sử dụng chó nghiệp vụ, lãnh đạo Chi cục và các huấn luyện viên cần nỗ lực hơn nữa công tác nuôi dưỡng, huấn luyện, đảm bảo chó nghiệp vụ luôn khỏe, huấn luyện nâng cao với các bài tập tình huống cất giấu ma túy tinh vi, phức tạp để các chó nghiệp vụ luôn tinh nhuệ sẵn sàng phục vụ một cách tốt nhất trong thời gian tới.
Đảo Lê