当前位置:首页 > World Cup

【lịch thi đấu đá banh】Sắp khởi động chương trình đào tạo 10.000 cán bộ chuyển đổi số

Nhận định trên vừa được Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng chia sẻ với các đại biểu tham dự hội nghị “Bồi dưỡng,ắpkhởiđộngchươngtrìnhđàotạocánbộchuyểnđổisốlịch thi đấu đá banh nâng cao nhận thức về chuyển đổi số” tại Bắc Giang tổ chức vào ngày 16/12.

{ keywords}
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại hội nghị “Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số” tỉnh Bắc Giang.

Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức Bắc Giang

Diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 238 điểm cầu, hội nghị “Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số” tại Bắc Giang có sự tham dự của hơn 3.600 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các sở, ngành, địa phương trên địa bàn.

Ông Nghiêm Xuân Hưởng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang cho biết, tỉnh coi chuyển đổi số là nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách và lâu dài. Ngay từ tháng 10/2020, Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã quyết nghị: “Chuyển đổi số là một nhiệm vụ trọng tâm mang tính giải pháp đột phá trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ, y tế, văn hóa, xã hội…”.

So với các địa phương khác, dù Bắc Giang không phải là tỉnh có nguồn lực kinh tế mạnh, song tỉnh đã có cách làm riêng để xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, cải cách hành chính, cung cấp dịch vụ công nhằm gia tăng tiện ích, sự thụ hưởng cho người dân, doanh nghiệp.

Đến nay, kiến trúc nền tảng chính quyền điện tử tỉnh Bắc Giang đã bước đầu hình thành; cơ sở hạ tầng CNTT và truyền thông được tăng cường, hoạt động ổn định; các hệ thống thông tin trọng yếu cũng được triển khai…

Năm 2020, xếp hạng về chuyển đổi số của Bắc Giang đứng thứ 10 trên cả nước, trong đó chỉ số xếp hạng chính quyền số đứng thứ 7, kinh tế số đứng thứ 14 và xã hội số đứng thứ 25.

{ keywords}
Ngoài một điểm cầu trực tiếp, hội nghị còn kết nối trực tuyến với 238 điểm cầu ở các sở, ngành, địa phương trên địa bàn. 

Tuy nhiên, theo ông Nghiêm Xuân Hưởng, chuyển đổi số vẫn là một khái niệm mới, nhiều cán bộ, đảng viên chưa hiểu thấu đáo và lúng túng khi thực hiện. Do chưa hiểu dẫn đến dè dặt trong cách làm, không xác định được đâu là vấn đề cốt lõi cần giải quyết, giải quyết thế nào và nguồn lực ở đâu?

Vì vậy, hội nghị lần này là cơ hội để lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ở Bắc Giang tìm hiểu, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số một cách căn bản nhất. Từ đó, triển khai các hoạt động chuyển đổi số hiệu quả.

Tại hội nghị, các học viên được trang bị kiến thức tổng quan, về chương trình chuyển đổi số quốc gia và định hướng chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang. Cùng với đó, các chuyên gia đã cùng học viên thảo luận về các tình huống thực tế nhằm góp phần chuyển đổi số hiệu quả cho các đơn vị cấp, ngành, địa phương tại tỉnh.

Tạo nguồn nhân lực chất lượng cho chuyển đổi số

Từ điểm cầu Hà Nội, chia sẻ với các đại biểu dự hội nghị về những nhận thức quan trọng trong chuyển đổi số, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh: Chuyển đổi số trước hết là việc của người đứng đầu. Cụ thể, ở cấp tỉnh, chuyển đổi số là việc của Chủ tịch tỉnh; ở quận, huyện là việc của Chủ tịch quận, huyện; còn ở các Sở, ban ngành thì là việc của Giám đốc các Sở, ban, ngành.

“Người đứng đầu không cần là chuyên gia, nhưng cần kiên định với mục tiêu đã đặt ra và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tháo gỡ khó khăn trong quá trình chuyển đổi số”, ông Nguyễn Huy Dũng nói.

Thứ trưởng cũng cho rằng, chuyển đổi số không chỉ là việc mua sắm trang thiết bị mà còn là vấn đề của thể chế. Thành công trong chuyển đổi số, có tới 80% phụ thuộc vào nhận thức, thể chế và chính sách. Công nghệ chỉ chiếm 20%. Nếu chúng ta chỉ tập trung vào công nghệ sẽ khó tránh khỏi thất bại.

Vì thế, Thứ trưởng đề nghị các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại Bắc Giang lưu ý: Tăng cường đầu tư cho chuyển đổi số là cần thiết nhưng quan trọng hơn, chuyển đổi số là thay đổi mô hình, thay đổi tư duy, thay đổi cách làm và quy trình làm cho phù hợp. Địa phương cần quan tâm đến hiệu quả cũng như tính bền vững của dự án đầu tư cho chuyển đổi số.

{ keywords}
Năm 2022, Bộ TT&TT sẽ triển khai chương trình đào tạo về chuyển đổi số cho 10.000 cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, tập đoàn, tổng công ty. (Ảnh minh họa: Internet)

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, Bộ TT&TT đã đưa vào sử dụng nền tảng học trực tuyến MOOCs, nền tảng hỗ trợ đào tạo kỹ năng số miễn phí cho người dân tại địa chỉ OneTouch.edu.vn. Theo kế hoạch, năm 2022, Bộ TT&TT sẽ triển khai chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho 10.000 cán bộ trong cơ quan nhà nước, tập đoàn, tổng công ty để tạo nguồn nhân lực chất lượng cho chuyển đổi số.

“Bộ TT&TT sẵn sàng đồng hành cùng với Bắc Giang để tổ chức khóa đào tạo này nhằm hình thành mạng lưới chuyên gia về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh ngay trong quý I hoặc quý II/2022”, Thứ trưởng đề xuất.

Nhận định chuyển đổi số là một hành trình dài, Thứ trưởng cho rằng khi bắt đầu hành trình đó, chúng ta cần hình dung rõ mục tiêu, biết mình đang đi đến đâu. Bởi lẽ, nếu không biết mình đi đến đâu sẽ mắc sai lầm về nhận thức.

Vân Anh

Bộ Tài chính, VTV, Đà Nẵng dẫn đầu về chuyển đổi số

Bộ Tài chính, VTV, Đà Nẵng dẫn đầu về chuyển đổi số

Kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số của các bộ, tỉnh - DTI 2020 vừa được công bố. Trong năm đầu tiên thực hiện, báo cáo này được đánh giá đã thành công khi vẽ ra bức tranh toàn diện về chuyển đổi số Việt Nam.

分享到: