【kết quả bóng đá ngoại hạng đức】Bức xúc của cử tri

Hơn 1.000 ý kiến từ các địa phương qua đợt tiếp xúc cử tri trước kỳ họp lần thứ tám,ứcxccủacửkết quả bóng đá ngoại hạng đức là con số không ít. Tuy các ngành chức năng có nhiều nỗ lực để giải quyết bức xúc của cử tri, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề được kiến nghị nhiều lần, nhưng giải quyết chưa thông.

 

Ngành nông nghiệp - Chưa bao giờ hết “nóng”!

 

Thời gian qua, rất nhiều hộ dân sinh sống ngay khu vực trung tâm chợ Vĩnh Tường, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, khổ sở vì nạn thiếu nước sạch sử dụng và chất lượng nước do Trạm Cấp nước tập trung xã Vĩnh Tường cung cấp ngày càng suy giảm chất lượng.

 

Khệ nệ xách từng thùng nước từ bồn nước mưa chuyển vào lu chứa trong nhà, bà Nguyễn Thị Hồng, nhà tại chợ Vĩnh Tường, cho biết: “Xài nước của trạm cấp nước tập trung công suất lớn mà nước chất lượng rất xấu, lại bị cúp thường xuyên, nên chúng tôi mới vất vả như thế này. Nhiều lúc mở nước ra thì nước đen thui, có khi thì cặn lợn cợn nên không thể nào dùng được, đành xài nước mưa”.

 

Cử tri Nguyễn Văn Nghi, ở ấp 3, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, bày tỏ bức xúc.

 


Bà Hồng kể, có những khi nước máy cúp nhiều ngày liền, nước mưa không đủ, bà phải gánh nước từ dưới sông lên lóng phèn xài đỡ. Còn nước máy muốn dùng phải lắng lọc lại, nhưng cũng không dám dùng để uống và nấu ăn.    

 

Gần đây, rất nhiều hộ dân thuộc ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Tường, đang sử dụng nước của trạm cấp nước mini liên tục phản ánh tình trạng nước máy bị giảm chất lượng. Nước của trạm mini này thường chuyển màu đục, lắng cặn, có mùi hôi và nhiều khi thêm… vị chua rất khó chịu. Bà Nguyễn Thị Ngọc, nhà ở chỉ cách trạm cấp nước mini ấp Vĩnh Phú khoảng 300m, cho biết: “Nhà gần trạm cấp nước nhưng cũng không đủ nước xài đâu, có khi cúp nước mấy ngày liền, nước xả ra có màu vàng đục chẳng khác gì so với nước sông, chúng tôi phải chuyển qua dùng nước lọc nấu ăn, còn tắm giặt thì dùng đại nước sông lóng phèn”.

 

Ông Trần Xuân Sơn, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Tường cho biết, toàn xã hiện có 1 trạm cấp nước tập trung công suất 15m3/h và 6 trạm cấp nước mini đang hoạt động, tuy nhiên chất lượng nước của các trạm này đều có dấu hiệu giảm sút so với lúc mới đi vào hoạt động. Phía UBND xã đã nhiều lần kiến nghị lên Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng đến nay chưa thấy khắc phục.

 

Đất đai, môi trường - Bài toán khó...

 

Do việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) còn khá chậm, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận người dân tại những địa phương dự án đang triển khai.  Ông Nguyễn Thanh Vân, ở ấp Phú Lợi, xã Đông Phú, huyện Châu Thành, bộc bạch: “Địa phương triển khai việc cấp đổi GCNQSDĐ cho chúng tôi đến nay đã 4 năm nhưng vẫn chưa đổi được giấy mới. Tôi đang có nhu cầu vay thêm vốn tu bổ vườn cam, nhưng do chưa đổi được GCNQSDĐ nên ngân hàng không cho vay vốn”.

 

Hiện nay, vườn cam gia đình ông Vân trên 4.000m2, để vườn cam phát triển tốt và cho năng suất cao ở vụ sắp tới, thì gia đình ông Vân cần thêm nguồn vốn khoảng 20 triệu đồng. Tuy nhiên, do chưa có GCNQSDĐ mới nên hộ ông Vân không thể làm thủ tục nhận vốn vay phát triển sản xuất. Bởi vậy, đành bấm bụng đi vay lãi cao bên ngoài.

 

Năm 2008, UBND tỉnh phê duyệt quyết định thực hiện Dự án Xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2008-2010, định hướng đến năm 2015. Theo đó, đã triển khai 50 đơn vị xã, phường, thị trấn, với tổng số thửa phải đăng ký cấp, đổi GCNQSDĐ 280.008 thửa. Kết quả đã triển khai đăng ký đất đai, cấp đổi cho trên 25 đơn vị cấp xã với 129.108 thửa. Sau khi đăng ký, tiến hành xét duyệt, đã thực hiện cấp đổi 9.642/129.108 thửa, mới chỉ đạt 7,47%. Đối với những đơn vị xã, phường, thị trấn còn lại vẫn đang trong giai đoạn đo đạc lập bản đồ theo phương án kinh tế kỹ thuật, số thửa phải đăng ký là 150.900 thửa đất.

 

Ông Võ Văn Thành, cùng ấp Phú Lợi, xã Đông Phú, cho biết: “So với diện tích thực tế và diện tích đo đạc lại thì diện tích đất của gia đình tôi cũng không có chênh lệch, do vậy đất của gia đình tôi thuộc diện đủ điều kiện cấp đổi GCNQSDĐ. Nhiều lần tôi liên hệ cán bộ thực hiện dự án này thì cũng chưa ai trả lời được nguyên nhân và thời gian cấp GCNQSDĐ mới cho gia đình tôi”.

 

Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, hiện nay tiến độ cấp đổi GCNQSDĐ còn chậm là do đa phần người dân đã thế chấp GCNQSDĐ ở các ngân hàng, muốn đổi giấy mới thì phải đợi đến thời điểm đáo hạn vay tiền người dân mới lấy được GNQSDĐ cũ để hoàn tất thủ tục cấp đổi.

 

Trên đây chỉ là 2 trong số những vấn đề bức xúc liên quan đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng Sở Tài nguyên và Môi trường. Bên cạnh đó, cử tri trong tỉnh còn nêu ý kiến đối với hiệu quả xây dựng cánh đồng mẫu lớn; việc ký kết hợp đồng bao tiêu nguyên liệu của các nhà máy đường; tiến độ thi công đê bao Long Mỹ-Vị Thanh; vấn đề liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số bệnh viện, doanh nghiệp ít bị phát hiện hoặc khi phát hiện thì xử lý thiếu kiên quyết; vấn đề kiểm kê diện tích, hoa màu, vật kiến trúc vẫn còn sai sót, thiếu chính xác, không khách quan tại một số dự án và cách xử lý đối với những dự án quá hạn…

 

5 vấn đề “nóng” gửi đến Chủ tịch UBND tỉnh

 

(HG) - Ngay trước kỳ họp HĐND lần thứ tám, Thường trực HĐND tỉnh đã có tổng hợp ý kiến cử tri và đại biểu HĐND gửi đến Chủ tịch UBND tỉnh Trần Công Chánh để trả lời tại kỳ họp. Theo đó, 5 vấn đề xoay quanh việc triển khai các kho tạm trữ lương thực khá lâu, nhưng chưa biết đến khi nào hoàn thành, lúa tồn đọng trong dân nhiều do Công ty Cổ phần Lương thực Hậu Giang không mua lúa tạm trữ; Giám đốc Sở NN&PTNT đã từng trả lời là xử lý mạnh với các đại lý, cơ sở kinh doanh phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, nhưng thực tế số cơ sở, số vụ vi phạm không giảm mà còn tăng hơn, có cả cơ sở tái phạm; hướng giải quyết như thế nào đối với số vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, số vụ ngộ độc, số vụ vận chuyển hàng hóa kém chất lượng có chiều hướng gia tăng; toàn tỉnh có gần 600 công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành, đưa vào sử dụng nhưng chưa phê duyệt quyết toán, đáng chú ý là có đến 433 công trình, dự án quá hạn, có nhiều dự án kéo dài từ 5-7 năm chưa quyết toán, vậy nguyên nhân vì sao và hướng giải quyết như thế nào? Và vấn đề thứ 5 liên quan đến kết quả công tác chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh đối với các cơ quan chức năng giải quyết bức xúc của cử tri…

 

  HOÀNG NGUYÊN

 

Bài, ảnh: MỸ AN

World Cup
上一篇:Đồng đôla Australia giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm so với USD
下一篇:Đóng ứng dụng không ảnh hưởng tuổi thọ pin iPhone