Thái độ trên của Chính phủ Philippines,ấtngờtừbỏphươngchâmthamgiaHiệpđịgiải k1 hàn quốc do Tổng thống Benigno Aquino lãnh đạo, đã khiến mọi người bất ngờ vì đàm phán TPP hiện đã bước vào giai đoạn cuối và việc Manila luôn mong muốn gia nhập lại “đột nhiên” xin rút.
Mặc dù Chính phủ Philippines nói rằng do công tác sửa đổi một số đạo luật không thể theo kịp, nhưng có phân tích chỉ rõ nguyên nhân thực sự khiến Manila rút là do TPP có khả năng không mang lại nhiều lợi ích cho Philippines.
Theo giới phân tích, là hiệp định thương mại tự do tổng hợp với tiêu chuẩn và chất lượng cao cũng như diện bao quát rộng, đối với một nước đang phát triển với kết cấu công nghiệp ở trình độ vừa và thấp như Philippines mà nói, TPP rất có thể sẽ khiến cho thị trường trong nước bị tác động với các ngành nghề ưu thế của các nước phát triển, không gian phát triển của các ngành nghề trong nước sẽ bị chèn ép.
Có nhà phân tích chỉ ra rằng, tuy TPP có lợi cho mở rộng xuất khẩu của các nước đang phát triển, nhưng thực chất lại có lợi cho các nước phát triển. Nó sẽ tăng cường ưu thế so sánh của các ngành công nghệ cao và dịch vụ của các nước phát triển, trong khi hiện tượng “cắt kéo” tồn tại lâu nay trong thương mại quốc tế rất có thể sẽ khiến cho các nước đang phát triển bị thiệt hại trong thương mại tự do. Đối với các nước đang phát triển mà nói, TPP vừa là cơ hội cũng là một cái bẫy.
Hiện nay, cơn sốt Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) trên chừng mực nhất định đã góp phần đẩy nhanh nhịp độ đàm phán TPP, nhưng việc Philippines bất ngờ rút khỏi đã phủ bóng đen lên cuộc đàm phán. Chính vì vậy tờ Sankei Simbun của Nhật Bản bình luận rằng, việc Philippines rút khỏi TPP “nói lên đàm phán TPP do Mỹ chủ đạo đang thiếu hụt lực đẩy”./.