Kiểm soát độc quyền,ầntỷUSDchonhậpkhẩuthứcănchănnuôxkqbd nâng cao cạnh tranh lành mạnh trong thị trường thức ăn chăn nuôi (TACN) và có chính sách hỗ trợ người chăn nuôi nhỏ là những kiến nghị được Liên minh Nông nghiệp đề xuất tại Hội thảo.
Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện iSEE cho biết, giai đoạn từ năm 2000 đến 2012 ngành chăn nuôi với tổng sản lượng thịt gia súc gia cầm tăng khoảng 2,5 lần, tổng giá trị ngành chăn nuôi đạt 10 tỷ USD, chiếm 27% tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp.
Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của Liên minh Nông nghiệp cho thấy, chi phí cho TACN đã chiếm tới 70% tổng giá trị thị trường chăn nuôi (6,958 tỷ USD năm 2012 và 7,643 tỷ USD năm 2013). Mặc dù giá nguyên liệu TACN ổn định, sản lượng TACN nội địa tăng, thuế VAT 5% cũng đã được bãi bỏ, nhưng giá TACN trên thị trường vẫn chưa có sự điều chỉnh theo hướng có lợi cho người chăn nuôi Việt Nam.
Thị trường TACN ngày càng phụ thuộc vào các DN có vốn đầu tư nước ngoài, khi các DN này chiếm phần lớn thị phần và có khả năng điều khiển thị trường, có thể gây tổng thiệt hại xã hội hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm theo tính toán.
Tại Hội thảo, các đại biểu đều đề xuất các giải pháp tăng tính cạnh tranh của ngành chăn nuôi. Trong đó, cần có biện pháp để phá thế độc quyền và khả năng kiểm soát thị trường của một số công ty TACN FDI, nâng cao tính cạnh tranh lành mạnh của thị trường này. Bên cạnh đó, các chính sách không thể bỏ ngỏ một đối tượng chiếm tỷ trọng chủ đạo trong ngành chăn nuôi là người chăn nuôi nhỏ như hiện nay.
Song song đó, cần xây dựng chiến lược và quy hoạch chăn nuôi hoàn chỉnh cho cả nước, kiểm soát nhập lậu sản phẩm thịt qua biên giới theo đường tiểu ngạch, siết chặt kiểm soát vệ sinh môi trường chăn nuôi, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm cho hệ thống giết mổ - phân phối thịt và quản lý hiệu quả thị trường thuốc và dịch vụ thú y.
Theo số liệu mới nhất của Bộ NN&PTNT, Việt Nam đã chi gần 2,21 tỷ USD cho nhập khẩu TACN và nguyên liệu tính từ đầu năm đến tháng 8/2014, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2013. |
Phúc Nguyên