当前位置:首页 > World Cup > 【xếp hạng giải pháp】Núi lửa ở Indonesia đáng sợ thế nào ? 正文

【xếp hạng giải pháp】Núi lửa ở Indonesia đáng sợ thế nào ?

来源:Empire777   作者:World Cup   时间:2025-01-25 20:52:05

Cơ quan giảm nhẹ thiên tai núi lửa và địa chất Indonesia đã nâng mức cảnh báo hoạt động của núi lửa Anak Krakatau lên cấp 3,ửaởIndonesiađngsợthếxếp hạng giải pháp cấp độ cao thứ hai trong thang cảnh báo.

Hoạt động của núi lửa Anak Krakatau đã được nâng lên mức cảnh báo cấp 3.   Ảnh: REUTERS

Anak Krakatau, còn gọi là “đứa con của Krakatau”, mọc lên năm 1928 ở hõm chảo Krakatau. Với những dòng dung nham chảy liên tục, nó lớn dần từ một mô đất dưới biển thành đảo núi lửa nhỏ với phần chóp nằm ở độ cao khoảng 300m phía trên mực nước biển.

Núi lửa này đã rục rịch hoạt động lại từ hồi tháng 7 nhưng hoạt động mạnh kể từ cuối tháng12, phun dung nham và đá cùng những đám mây tro bụi khổng lồ cao hơn 3.000m vào bầu khí quyển.

Tác động từ núi lửa này, hôm 28-12, một trận động đất mạnh 5,8 độ làm rung chuyển tỉnh Tây Papua ở miền Đông Indonesia. Hiện chưa có báo cáo thương vong, thiệt hại sau trận động đất này. Còn trước đó, ngày 22-12, Indonesia hứng chịu một đợt sóng thần kinh hoàng ở eo biển Sunda, giữa đảo Java và Sumatra làm ít nhất 430 người thiệt mạng và hơn 1.400 người bị thương.

Dù vậy, những con số thiệt hại trên không là gì nếu so với thảm họa do đảo núi lửa “mẹ” Krakatau từng gây ra. Vào ngày 27-8-1883, đảo núi lửa tại eo biển Sunda nằm giữa Java và Sumatra này từng ghi tên vào sử sách khi gây thay đổi thời tiết khắp thế giới suốt nhiều năm và cướp đi sinh mạng của khoảng 37.000 người. Sức phá hủy của những vụ nổ trong thời gian xảy ra đợt phun trào này được cho là gấp 10.000 lần quả bom nguyên tử trút xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản trong Thế chiến II, đẩy những khối san hô khổng lồ nặng hàng trăm tấn vào bờ và phóng đủ tro vào khí quyển để khiến nhiệt độ toàn cầu giảm hơn 1 độ C trong suốt năm sau đó. Đợt phun trào cũng đẩy một đám tro bụi dài 27km vào không khí, ảnh hưởng tới dạng hình thời tiết trên khắp toàn cầu trong nhiều năm, đồng thời bao trùm các khu vực xung quanh trong bóng tối suốt nhiều ngày.

Tro bụi từ vụ phun trào bao vây toàn cầu tạo nên khung cảnh bình minh và hoàng hôn kỳ quái trên khắp thế giới suốt 3 năm sau đó. Nhiều tháng sau đó, những khối đá khổng lồ và cây cối bị tro bụi phủ kín, cùng các mảnh vụn khác dạt vào bờ biển ở tận Mauritius và Australia.

Tại Australia và vượt qua cả Ấn Độ Dương xa xôi tới Mauritius, người ta vẫn nghe thấy những tiếng nổ từ vụ phun trào. Âm thanh mạnh tới mức làm vỡ cả màng nhĩ của các thủy thủ Anh đang ở vị trí cách xa điểm phun trào tới 70km.

“Vụ nổ được ghi nhận lên tới 172 decibel ở vị trí cách hơn 160km. Âm thanh của nó quá khủng khiếp”, nhà nghiên cứu Aatish Bhatia chia sẻ. “Đáng sửng sốt là 5 ngày sau đó, các trạm khí tượng ở 50 thành phố trên thế giới vẫn còn ghi nhận sự tái diễn của những đợt gia tăng đột biến của áp suất xuất hiện đều đặn gần như mỗi 34 giờ. Tức là âm thanh cần nhiều thời gian đến vậy để lan tỏa đi khắp thế giới”, ông Bhatia cho biết thêm. Kết quả là mọi thiết bị ghi khí áp trên thế giới trong các dụng cụ đo thời gian lúc đó ở Paris và Washington D.C đều phát hiện sóng xung kích.

Vụ phun trào của núi lửa Krakatau thậm chí còn khơi nguồn cảm hứng cho một trong những kiệt tác nghệ thuật nổi tiếng nhất của thế kỷ XIX - bức tranh “The Scream” (Tiếng thét) của họa sĩ Edvard Munch. Các nhà nghiên cứu từ Trường Đại học bang Texas (Mỹ) hồi năm 2004 ghi nhận nơi thiên tài hội họa này đứng khi ông ngắm buổi hoàng hôn kỳ vĩ (tạo cảm hứng cho bức tranh) là ở vùng đất Oslo, Na Uy vào tháng 11-1883.

Trong một thập niên qua, giới chuyên gia đã quan sát hoạt động của Anak Krakatau, hay Krakatau, và nhận thấy núi lửa này hoạt động đặc biệt mạnh trong 6 tháng qua. Tuy nhiên, hệ thống cảnh báo sớm của Indonesia lại được thiết kế chỉ để phát hiện các vụ động đất, chứ không phải những chuyển dịch do hậu quả của hoạt động núi lửa.

 

NGUYỄN TẤN tổng hợp

标签:

责任编辑:Thể thao