【fenerbahçe đấu với ankaragücü】Sáng chế biến rác thải sinh hoạt thành phân hữu cơ của anh 'kỹ sư làng'
Đó là những hiệu quả của chiếc máy xử lý rác Demeter do kỹ sư Nguyễn Tuấn Anh (Biên Hoà,ángchếbiếnrácthảisinhhoạtthànhphânhữucơcủaanhkỹsưlàfenerbahçe đấu với ankaragücü Đồng Nai) đang nghiên cứu, chế tạo để đưa ra thị trường.
Theo anh Tuấn Anh, những năm gần đây, Chính phủ đã có nhiều chương trình, chính sách nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư nghiên cứu công nghệ, xây dựng các khu xử lý chất thải tiên tiến, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, một trong những vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp “đau đầu” đó chính là xử lý, phân loại rác tại nguồn, cùng với đó là tận dụng được nguồn rác thải hữu cơ để tái sử dụng.
“Vợ mình ở nhà, rác thải sinh hoạt, đồ ăn thừa… đều bỏ vào bịch, sau đó đem đi vứt. Chứng kiến cảnh đó, mình tự nghĩ trong đầu, sao không làm một cái máy có thể biến rác thải sinh hoạt trong gia đình thành phân hữu cơ, vừa sạch sẽ lại tận dụng được những thứ bỏ đi để phục vụ cho gia đình”, anh Tuấn Anh chia sẻ về nguyên nhân dẫn tới việc tìm tòi, nghiên cứu chiếc máy xử lý rác thải của mình.
Theo đó, Demeter có thiết kế nhỏ gọn (R280xD600xC900), trọng lượng chỉ khoảng 50kg nên rất phù hợp để sử dụng trong nhà bếp nhằm tái chế sử dụng rác thải hữu cơ. Điểm đặc biệt, chiếc máy này có quy trình hoàn toàn tự động, khép kín, thao tác đơn giản và tốc độ xử lý nhanh.
“Thật ra máy tái chế rác hữu cơ ở trên thế giới là không hề mới. Tuy nhiên, các loại máy này thường có dạng giống máy xay sinh tố, chỉ có thể xử lý các loại rác mềm, đồ nào hơi cứng thì không thể xử lý được. Thêm vào đó, máy xay 1 lần sẽ ngưng để ủ phân trong vòng 24 tiếng, nên trong vòng 24 tiếng đó, nếu có thêm rác phát sinh thì lại phải chờ”, anh Tuấn Anh nói.
Anh Nguyễn Tuấn Anh và máy xử lý rác Demeter.
Trái ngược với các máy xử lý rác của nước ngoài, Demeter của anh Tuấn Anh có khả năng xử lý rác thải liên tục, ngay cả khi máy đang trong trạng thái hoạt động. “Thay vì bỏ rác vào thùng mình có thể bỏ rác trực tiếp vào máy Demeter, bấm nút là xong”, anh Tuấn Anh cho biết.
Được biết, với việc trang bị mô tơ công suất cao, trong vòng 1 tiếng đồng hồ, Demeter có khả năng xử lý đến 30kg rác thải hỗn hợp. Thậm chí, các loại rác thải cứng như vỏ cây, xương động vật… máy đều có khả năng xử lý triệt để. Ngoài ra, Demeter còn được trang bị công nghệ khử mùi diệt vi khuẩn bằng ion âm (-) kết hợp với hệ thống thoát khí đặc biệt. Do đó, máy có khả năng xử lý triệt để mùi hôi độc hại phát sinh trong quá trình phân hủy.
Demeter còn được thiết kế với cơ chế hoạt động đóng ngắt điện tự động để đem lại an toàn cho quá trình mở nắp vệ sinh khoang xay và cấp chất phụ gia vào bình chứa. Đồng thời, hệ điều khiển tự động cho phép người dùng có thể chủ động cài đặt thêm thời gian đảo trộn để làm giảm độ ẩm của phân.
Sáng chế này được cho là giúp giảm thiểu việc chôn lấp rác thải và lúc đó sẽ hạn chế được những tác nhân gây ô nhiễm môi trường cho nguồn nước, không khí, đồng thời giảm thiểu được thể tích cho việc thu gom rác thải và mang lại sự tiện lợi khi không phải thu gom rác thải hữu cơ.
Bên cạnh đó, với Demeter thì thời gian phân hủy rác thải hữu cơ và hỗn hợp chất thải hữu cơ cũng sẽ rút ngắn lại. Do đó, người dân có thể sớm đưa phân hữu cơ được tái chế từ chất thải hữu cơ để sử dụng cho việc trồng rau sạch tại nhà, làm vườn, bón cho cây trồng...
“Hiện tại, mình đang thiết kế thêm 1 số chức năng cho máy Demeter. Một số cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Nai cũng đã đặt hàng để sử dụng thử. Máy cũng được đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ và tiến hành các thủ tục cần thiết khác để có thể sớm đưa ra thị trường”, anh Tuấn Anh chia sẻ.
Anh Đức