当前位置:首页 > Cúp C2

【đội hình werder bremen gặp leverkusen】5 mục tiêu lớn sẵn sàng đáp ứng khi Việt Nam tham gia TPP

TPP

Cán bộ Hải quan sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) túc trực hướng dẫn người dẫn tham gia hoạt động xuất nhập cảnh. Ảnh: Hải Anh

Chủ động đón đầu TPP

Để chuẩn bị cho việc triển khai thực hiện những cam kết TPP,ụctiêulớnsẵnsàngđápứngkhiViệđội hình werder bremen gặp leverkusen trong những năm qua, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Hải quan nỗ lực vào cuộc. Tiêu biểu là việc ngành Hải quan chủ động triển khai thành công hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS), cho phép ra quyết định thông quan một lô hàng chỉ tính trong vài giây.

Hơn nữa, Luật Hải quan năm 2014 (có hiệu lực từ 1/1/2015), tạo ra một bước phát triển mới về cơ sở pháp lý trong hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan để thực hiện tốt các cam kết quốc tế, TPP trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Cải cách hiện đại hóa hoạt động của ngành Hải quan hiện nay đã và đang thực hiện theo yêu cầu Nghị quyết 19/NQ-CP cũng được coi là nền tảng quan trọng để bắt nhịp đón đầu TPP khi chính thức có hiệu lực trong thời gian tới.

Bà Nguyễn Việt Nga, Trưởng phòng Hợp tác và hội nhập, Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Hải quan cho hay, sự kiện các quốc gia, trong đó có Việt Nam đồng thuận tham gia TPP là cơ hội, song cũng là thách thức với Việt Nam trên tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Bởi lẽ, TPP với kỳ vọng cao cùng các tiêu chuẩn đi tiên phong cho các quy tắc thương mại mới là một hình mẫu cho các hiệp định thương mại trong tương lai và là con đường đầy triển vọng tiến tới mục tiêu của APEC là xây dựng một khu vực thương mại tự do ở Châu Á Thái Bình Dương.

Đối với lĩnh vực hải quan, Hiệp định này cũng được coi là dấu mốc quan trọng cho những vấn đề hợp tác với nhiều cam kết có tính chuẩn mực cao, mà trước đó tại các hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam đã ký kết đến nay chưa đạt được.

“Các nội dung của TPP liên quan đến công tác quản lý hải quan tập trung vào những quy định về đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục nhằm tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trên cơ sở những chuẩn mực của Tổ chức Hải quan Thế giới, cơ quan hải quan các nước TPP đều nỗ lực thống nhất thực hiện các chuẩn mực cũng như thông lệ tốt nhất…”- bà Nguyễn Việt Nga nói.

Mục tiêu cốt lõi hải quan thực hiện TPP

Theo bà Nguyễn Việt Nga, TPP sẽ tác động khá trực tiếp đến việc cải cách, hiện đại hóa thủ tục hải quan trên nhiều lĩnh vực.

Thứ nhất là quy định về xác định trước. TPP đánh giá cao quy định về xác định trước, coi đó là một trong những công cụ hữu ích để tạo thuận lợi thương mại thông qua việc giảm thời gian thông quan và vướng mắc phát sinh tại thời điểm làm thủ tục hải quan liên quan đến xác định trị giá tính thuế, mã số và xuất xứ hàng hóa.

Theo quy định này, trong trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu thì cơ quan hải quan sẽ cấp giấy xác định trước về mã số, trị giá hoặc xuất xứ trước khi hàng đến nước nhập khẩu.

Thứ hai là thủ tục đối với hàng chuyển phát nhanh. Hiệp định TPP có xu hướng đơn giản hóa thủ tục hải quan để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, trong đó đặc biệt chú ý tới những cách tiếp cận có thể giảm thời gian thông quan và thủ tục hành chính.

Một trong những ưu tiên được thể hiện trong Chương hải quan là thủ tục đối với hàng chuyển phát nhanh, trong đó quy định cụ thể về thời gian thông quan, áp dụng thủ tục riêng biệt để có thể tạo điều kiện thuận lợi cho loại hình này, vì tính đặc thù của dịch vụ chuyển phát nhanh là hàng hóa cần được thông quan nhanh chóng.

Thứ ba là cơ chế giám sát đối với xuất xứ hàng hóa. Theo đó, đối với một số mặt hàng nhạy cảm có nguy cơ gian lận về xuất xứ như dệt may, cơ quan hải quan các nước TPP sẽ xây dựng và duy trì các chương trình để giám sát trong phạm vi lãnh thổ của mình quá trình nhập khẩu, sản xuất, xuất khẩu và quá cảnh (bao gồm cả chuyển tải) hàng may mặc.

Duy trì một cơ chế đảm bảo rằng cơ quan quản lý có thể kiểm tra hàng dệt may đã nhập khẩu, sẽ được xuất khẩu hoặc đang quá cảnh qua một nước thành viên, để xác định những hàng hóa này có được dán nhãn đúng nước xuất xứ và các chứng từ đi kèm hàng hóa khai báo đúng về hàng hóa.

Thứ tư là áp dụng quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. TPP đòi hỏi cơ quan hải quan của các nước tham gia TPP áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý hải quan, tạo thuận lợi cho quá trình thông quan hàng hóa, tránh kiểm tra, kiểm soát tràn lan, gây phiền hà cho hoạt động XNK.

Thứ năm là cơ chế chứng nhận về xuất xứ. TPP áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong thủ tục kiểm tra và xác định xuất xứ cho hàng hóa xuất nhập khẩu, trong đó cho phép doanh nghiệp tự khai báo xuất xứ cho hàng hóa của mình.

Cơ quan hải quan nước nhập khẩu, căn cứ khai báo của doanh nghiệp, bộ chứng từ lô hàng để xác định xuất xứ hàng hóa và xem xét áp dụng thuế suất ưu đãi đối với hàng hóa.

Cơ chế này hoàn toàn khác biệt với cách thức quản lý hiện tại, trong đó để được hưởng ưu đãi thuế quan, doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan hải quan giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp.

Với việc tham gia TPP, Việt Nam nói chung và Hải quan Việt Nam nói riêng có cơ hội thúc đẩy cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nga-Hải Anh

分享到: