当前位置:首页 > Thể thao > 【kq hạng 2 anh】Tăng lương tối thiểu vùng giúp người lao động gắn bó hơn với doanh nghiệp

【kq hạng 2 anh】Tăng lương tối thiểu vùng giúp người lao động gắn bó hơn với doanh nghiệp

2025-01-10 23:58:28 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:Empire777

PV:Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định 38/2022/NĐ-CP về việc tăng lương tối thiểu vùng. Theănglươngtốithiểuvùnggiúpngườilaođộnggắnbóhơnvớidoanhnghiệkq hạng 2 anho đó, lương tối thiểu chính thức tăng từ ngày 1/7/2022 với 4 vùng lương. Mức lương tối thiểu này tăng bình quân 6% so với mức lương tối thiểu hiện hành. Bà có bình luận gì về thời điểm tăng lương tối thiểu vùng này sau nhiều lần trì hoãn do Covid-19?

Tăng lương tối thiểu vùng giúp người lao động gắn bó hơn với doanh nghiệp
Bà Nguyễn Thu Hương

Bà Nguyễn Thu Hương: Chúng tôi hoan nghênh Chính phủ đã quyết định tăng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022. Đây là quyết định rất cần thiết, hỗ trợ đời sống của người lao động bớt khó khăn do tác động của dịch Covid-19. Mức tăng 6% còn khiêm tốn, vì mức lương tối thiểu theo quy định của Việt Nam thấp hơn so với mức lương một người cần để trang trải các chi phí cần thiết như thực phẩm, nhà ở, chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Trong một nghiên cứu của Oxfam “Tiền lương thấp và hệ lụy - Nghiên cứu một số doanh nghiệp (DN) may xuất khẩu ở Việt Nam” thực hiện năm 2018 cho thấy, ngay cả khi mức lương mà hầu hết công nhân may kiếm được cao hơn mức lương tối thiểu quốc gia, thì cũng chưa bằng mức lương đủ sống. Mức lương tối thiểu trung bình quốc gia tại Việt Nam là 3,34 triệu đồng (2018), bằng khoảng 37% mức lương đủ sống của Sàn lương châu Á và 64% mức lương đủ sống của Liên minh Lương đủ sống toàn cầu tính cho Việt Nam.

PV:Việc tăng lương tối thiểu vùng này có ý nghĩa thế nào đối với người lao động trong việc đảm bảo được mức sống tối thiểu từ năm 2022, khi kinh tế, xã hội chuyển sang trạng thái bình thường mới và sản xuất kinh doanh bắt đầu trong giai đoạn phục hồi, thưa bà?

Bà Nguyễn Thu Hương: Tăng lương tối thiểu sẽ có tác động tới người lao động được trả lương theo số giờ làm việc theo quy định, không bị phụ thuộc vào hiệu suất công việc hoặc sản lượng của công nhân. Số công nhân được trả lương thời gian chiếm khoảng 15 - 25% lực lượng lao động ở các công ty. Thông thường khi mức lương tối thiểu tăng, tiền lương của những người hưởng lương thời gian sẽ tăng theo. Phần lớn những nhân viên làm việc theo lương thời gian - nếu không phải là người quản lý hoặc giám sát - thì mức lương cũng chỉ cao hơn một chút so với lương tối thiểu.

Nguồn: Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
Nguồn: Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Khoảng trên 75% công nhân hưởng lương theo sản phẩm. Điều này có nghĩa là công nhân được trả một mức lương cơ bản, và sau đó cộng thêm một khoản tiền bổ sung dựa trên số lượng sản phẩm mà họ làm ra. Khi Chính phủ tăng lương tối thiểu, mà DN không điều chỉnh mức lương cơ bản hoặc định mức lương sản phẩm, hoặc điều chỉnh thấp hơn với mức tăng của lương tối thiểu thì việc tăng lương tối thiểu không có tác động gì hoặc tác động không đáng kể đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm.

Tiền lương thấp là nguyên nhân của phần lớn các tranh chấp lao động và đình công ở Việt Nam và là nguyên nhân cơ bản làm cho quan hệ lao động phức tạp. Khi phỏng vấn công nhân, chúng tôi nhận thấy những hệ quả của lương thấp là thường xuyên phải làm thêm giờ để tăng thu nhập; nhiều công nhân bày tỏ họ cảm thấy tự ti trong cuộc sống và họ cho biết cuộc sống của họ chỉ bó hẹp trong công việc với mong đợi kiếm thêm thu nhập.

Quy định các mức lương tối thiểu vùng

Theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, từ 1/7/2022, mức lương tối thiểu vùng tăng thêm bình quân 6% so với quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Cụ thể: Vùng I tăng 260.000 đồng, từ 4.420.000 đồng/tháng lên 4.680.000 đồng/tháng; vùng II tăng 240.000 đồng, từ 3.920.000 đồng/tháng lên 4.160.000 đồng/tháng; vùng III tăng 210.000 đồng từ 3.430.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng; vùng IV tăng 180.000 đồng từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000 đồng/tháng.

PV: Có thể thấy, việc tăng lương tối thiểu trong thời điểm hiện tại là cần thiết để đảm bảo an sinh cho người lao động. Tuy nhiên, nhiều DN đang kêu khó khi thực hiện chính sách này bởi trong 2 năm 2020 - 2021, dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của DN, khiến DN rất khó khăn. Quan sát tình hình phục hồi của DN cũng như tình hình thực tế hiện nay, bà có cho rằng, việc tăng lương tối thiểu thực tế mang lại lợi ích nhiều cho DN hơn là thiệt hại?

Bà Nguyễn Thu Hương:Trong đại dịch Covid-19 đã có một làn sóng công nhân rời thành phố về quê. Vì thế, sau khi trở lại trạng thái sản xuất “bình thường mới”, nhiều DN đã gặp phải khó khăn khi thiếu hụt nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực đã được đào tạo. Tôi cho rằng, khi DN tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc thì người lao động sẽ gắn bó hơn với DN. Quyết định tăng mức lương tối thiểu vùng này của Chính phủ cũng giúp cho DN thu hút người lao động quay trở lại thị trường lao động hiện nay, sau khi dịch Covid-19 đã được khống chế.

Như đã trao đổi ở trên, mức tăng lương tối thiểu 6% sau gần 2,5 năm không tăng lương là mức khiêm tốn, đặc biệt khi mức lương tối thiểu theo quy định của Việt Nam thấp hơn so với mức lương một người cần để trang trải các chi phí cần thiết của người lao động.

Bên cạnh đó, chi phí lương chiếm một tỷ lệ khá thấp trong giá thành của sản phẩm và việc tăng lương tối thiểu 6% hoặc tăng cao hơn nữa để đảm bảo mức lương đủ sống sẽ không tác động đáng kể tới lợi nhuận của DN khi có sự chia sẻ trách nhiệm của các DN (nhà máy sản xuất, nhà bán buôn, bán lẻ và các nhãn hàng) trong chuỗi cung ứng về đảm bảo lương đủ sống cho người lao động.

PV: Từ tình hình thực tế hiện nay, bà có khuyến nghị gì để việc tăng lương tối thiểu vùng này hài hòa lợi ích của cả người lao động và DN?

Bà Nguyễn Thu Hương: Chính phủ nên xây dựng lộ trình để tăng mức lương tối thiểu quốc gia hiện tại lên mức lương đủ sống, phù hợp với định nghĩa về lương đủ sống được chấp nhận trên toàn cầu. Lộ trình này có thể thực hiện theo khung thời gian xác lập và cho phép thị trường điều chỉnh. Hội đồng Tiền lương quốc gia nên được trao trách nhiệm hỗ trợ trong việc xây dựng lộ trình thực hiện mục tiêu này. Hội đồng Tiền lương quốc gia cần công khai chi tiết hơn về cách tính lương tối thiểu và tham khảo ý kiến công chúng và các chuyên gia.

PV: Xin cảm ơn bà!

Chi phí lương chiếm một tỷ lệ khá thấp trong giá thành của sản phẩm

Bà Nguyễn Thu Hương cho biết, theo nghiên cứu của Oxfam, trung bình chỉ 4% giá một sản phẩm quần áo được bán ở Úc là dành cho chi phí lương công nhân trong các nhà máy may ở châu Á.

Tổ chức Deloitte Access Economics ước tính, ngay cả khi các công ty lớn chuyển toàn bộ chi phí trả lương đủ sống cho công nhân sang người tiêu dùng, thì cũng chỉ làm tăng giá của một sản phẩm quần áo được bán ở Úc lên thêm 1%. Điều này có nghĩa là chỉ mất thêm 10 xu cho một chiếc áo phông trị giá 10 USD. Nói cách khác, để trả lương đủ sống cho công nhân may, các nhãn hàng cần đảm bảo 5% giá bán lẻ một mặt hàng quần áo được dành để trả lương cho công nhân ở các nhà máy sản xuất thay vì chỉ 4% như hiện nay.

Nếu các nhãn hàng cũng chịu trách nhiệm về chi phí lương đủ sống trong chuỗi cung ứng chứ không đẩy toàn bộ trách nhiệm sang chuỗi cung ứng thì họ chỉ phải bỏ thêm chưa tới 1% giá bán lẻ của mỗi sản phẩm quần áo. Các bên trung gian khác trong chuỗi đều có phần lợi nhuận của mình và đều có thể tham gia đóng góp cho khoản 1% này. Nếu tất cả các bên, nhà máy sản xuất, nhà bán buôn và bán lẻ, và các nhãn hàng chia sẻ một phần chi phí tăng thêm trong 1% này để trả mức lương đủ sống, bằng cách tiết kiệm từ các khoản khác trong chi phí kinh doanh của họ, thì chi phí tăng thêm để trả lương đủ sống sẽ ảnh hưởng không đáng kể đến tỷ suất lợi nhuận của các bên.

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读