Đề xuất trên được ông Nguyễn Trần Hữu Thắng- Tổng Thư Ký Câu lạc bộ Du Thuyền TP Thủ Đức chia sẻ trong hội nghị triển khai kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đường thuỷ TP.HCM giai đoạn 2023-2025 do Sở Du lịch TP.HCM tổ chức,Đềxuấtmởtuyếntaxinướcđểpháttriểndulịkq dua diễn ra chiều 4/12.
Theo ông Nguyễn Trần Hữu Thắng, việc bảo tồn và phát triển sông Sài Gòn bền vững là vấn đề cấp thiết, đang được ngành du lịch, giao thông vận tải rất quan tâm. Kỳ vọng trong thời gian không xa, sông Sài Gòn sẽ sung túc với những hoạt động giao thương truyền thống đan xen cùng dịch vụ du lịch hấp dẫn.
Để bức tranh du lịch đa dạng và hấp dẫn, ông Thắng đề xuất triển khai thử nghiệm mô hình taxi nước với tên gọi ‘Green Water Taxi’.
Theo ông, ý tưởng mô hình taxi nước xuất phát từ việc hằng ngày khi di chuyển trên các cung đường và luôn phải chịu đựng cảnh ùn tắc giao thông.
“Thống kê tại TP.HCM có khoảng 9 triệu xe máy, có gần 1 triệu ôtô lưu thông trên đường gây tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng, lượng phát thải chất thải lớn gây ô nhiễm môi trường không khí. TP.HCM có lợi thế với hệ thống sông, kênh chằng chịt, thuận lợi phát triển các loại hình giao thông đường thủy. Trong đó, mô hình taxi nước chạy bằng điện và năng lượng mặt trời nếu đưa vào khai thác sẽ giảm giao thông đường bộ, giảm ô nhiễm và tạo ra phương tiện đi lại mới mẻ cho người dân nhất là phục vụ phát triển du lịch”, ông Thắng kỳ vọng.
Nếu taxi nước được thử nghiệm trên sông Sài Gòn sẽ tạo ra một mạng lưới các ‘xe taxi đường thủy’ và phát triển một ứng dụng di động để tự động gọi có tên 'Green Water Tax' giúp khách có thể điều chỉnh lịch trình linh hoạt theo nhu cầu, đặc biệt là trong các sự kiện hoặc cao điểm. Cùng với đó, mô hình này sẽ đóng góp vào sự phát triển, tạo nguồn thu ngân sách cho TP.HCM, tạo việc làm, bảo vệ môi trường và phát triển du lịch.
Hướng tới doanh thu 300 tỷ đồng/năm từ du lịch đường sông
TP.HCM có lợi thế về một mạng lưới giao thông đường thủy khá phát triển, có 101 tuyến, tổng chiều dài gần 1000 km.
Hiện nay, thành phố sở hữu 135 tài nguyên phục vụ du lịch đường thủy. Trong đó, thành phố với lợi thế có 4 tuyến sông chính là Sài Gòn, Đồng Nai, Lòng Tàu và Soài Rạp chảy qua tạo ra mạng lưới đường thủy liên tuyến kết nối với các tỉnh lân cận: Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu và đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long.
Do đó, TP.HCM vừa có thể khai thác giao thông vận tải đường thủy vừa có nhiều tiềm năng để phát triển nhiều loại hình du lịch đường thủy nội địa.
Thời qua, thành phố đã triển khai nhiều tuyến đường thủy tập trung ở trung tâm thành phố, thuận lợi trong việc vận chuyển hành khách kết hợp du lịch đường thủy. Hiện có 73 cảng, bến phục vụ vận tải hành khách, khách du lịch trong tổng số 251 cảng, bến thủy nội địa đang hoạt động.
Hiện, thành phố có gần 47 chương trình tour, gói, sản phẩm đường thủy của hơn 18 doanh nghiệp kinh doanh vận tải phương tiện thuỷ. Sản phẩm du lịch đường thuỷ ngày càng được đa dạng, từ các tuyến du lịch tầm ngắn, tầm trung, tầm xa, tầm xa liên vận quốc tế và đa dạng các loại phương tiện đường thuỷ.
Trong đó, hưởng ứng Tuần lễ Du lịch TP.HCM lần thứ ba, ngành du lịch TP vừa triển khai 17 sản phẩm du lịch đường thuỷ trong đó nhóm các sản phẩm du lịch đường thủy thường kỳ có 7 tuyến; nhóm sản phẩm du lịch đường thủy mới có 10 tuyến.
Trong 17 tuyến có bốn tuyến du lịch đường thủy tầm trung xuất phát từ TP.HCM đến Bình Dương, Đồng Nai có lộ trình qua sân golf với mục tiêu phục vụ du lịch golf.
Theo Sở Du lịch TP, hiện đơn vị đang lên kế hoạch đến năm 2025, TP.HCM khai thác trên tất cả các tuyến sông Sài Gòn, liên kết với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Long An, Bến Tre và các tuyến nội đô. Qua đó, số lượng khách năm 2023 và 2024 đạt 500.000 lượt/năm, doanh thu 300 tỷ đồng/năm và tăng khoảng 10% trong những năm tiếp theo.
Công bố danh sách 100 điều thú vị tại TP.HCMThông tin từ Sở Du lịch TP.HCM, danh sách “Thành phố Hồ Chí Minh – 100 điều thú vị” đã được công bố tối 3/12.