您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【ket qua bong da cup nga】Giải pháp để nhanh tái đàn? 正文

【ket qua bong da cup nga】Giải pháp để nhanh tái đàn?

时间:2025-01-09 13:44:59 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Công tác tái đàn lợn tại Đồng Nai gặp khó do thiếu con giốngBan IV đề xuất một loạt giải pháp cứu do ket qua bong da cup nga

giai phap de nhanh tai danCông tác tái đàn lợn tại Đồng Nai gặp khó do thiếu con giống
giai phap de nhanh tai danBan IV đề xuất một loạt giải pháp cứu doanh nghiệp khỏi kiệt quệ, đổ vỡ vì dịch Covid-19
giai phap de nhanh tai danĐàn lợn tại các địa phương giảm "chóng mặt", cả nước tiêu hủy 5,6 triệu con
giai phap de nhanh tai dan
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường

Xin Bộ trưởng cho biết, tình hình tái đàn lợn thực tế hiện nay cũng như giải pháp thúc đẩy tái đàn thời gian tới?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Đến nay, ngành chăn nuôi Việt Nam đã tập trung tái đàn được 81% so với tổng đàn trước khi Dịch tả lợn châu Phi xảy ra. Còn 20% nữa là nhiệm vụ rất khó, cần phải tập trung để đảm bảo nhanh, cố gắng trong quý III và IV tới có đàn lợn phát triển bằng mức trước khi dịch bệnh xảy ra. Muốn làm được điều đó phải tập trung tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn.

Khu vực chăn nuôi lớn bao gồm 35 doanh nghiệp lớn, tốc độ tái đàn hiện nay rất nhanh, lên tới 17%. Khó khăn lớn nhất hiện nay là tập trung thúc đẩy phát triển nhanh ở khu vực hộ nông dân chăn nuôi quy mô vừa và các hợp tác xã. Bởi vậy, cần ưu tiên giải pháp, chính sách cho chăn nuôi hộ tập trung và trang trại cũng như hợp tác xã.

Về nhóm chính sách nhà nước, thứ nhất, hiện nay nhiều tỉnh xây dựng chính sách cụ thể hỗ trợ con giống và cả phát triển chăn nuôi lợn tổng thể.

Thứ hai, nguy cơ Dịch tả lợn châu Phi quay trở lại vẫn còn hiện hữu, do đó, ngành phải tập trung chỉ đạo, khuyến khích người dân phát triển nhưng trên cơ sở đảm bảo được an toàn sinh học.

Thứ ba, các cơ chế chính sách vừa qua Nhà nước ban hành, ví dụ như chính sách hỗ trợ thiệt hại do Dịch tả lợn Châu Phi để các gia đình hộ nông dân, hợp tác xã có điều kiện tái đàn hiện còn nhiều tỉnh thực hiện chưa hết. Tới đây, vấn đề này phải nhanh chóng thực hiện.

Báo cáo của các địa phương cho thấy, đến nay tổng đàn lợn của cả nước đạt gần 24,89 triệu con, tương đương 80,3% so với tổng đàn trước khi có Dịch tả lợn châu Phi, tăng bình quân 5,78%/tháng. Trong đó, 9 tỉnh, thành phố có tổng đàn lợn bằng hoặc cao hơn trước khi có dịch. Chỉ tính riêng 15 doanh nghiệp chăn nuôi lợn quy mô lớn và các điểm liên kết vệ tinh nuôi giữ khoảng 35% đàn lợn thương phẩm và tốc độ tái đàn lợn khu vực này đang tăng nhanh, đạt 17%.

Thứ tư là các bộ, ban ngành phải cùng vào cuộc, ví dụ như phía ngân hàng. Hiện nay, tái đàn cần lượng vốn rất lớn nên ngân hàng phải đồng hành cùng bà con, chính quyền.

Ngoài ra, khâu kiểm soát thương mại cũng phải được coi trọng, có vậy mới có giá cả hợp lý, từ đó có phát triển bền vững, không bị trục lợi, ảnh hưởng tổn thương về lâu dài.

Tới đây rất nhiều nhóm chính sách phải đồng hành ở khu vực nhà nước từ cấp Chính phủ tới các tỉnh, thành.

Theo Bộ trưởng, ở góc độ doanh nghiệp, người dân cần nỗ lực, chung tay như thế nào để công tác tài đàn lợn đạt hiệu quả như mong muốn?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường:Ở góc độ doanh nghiệp, các doanh nghiệp cũng phải tập trung chia sẻ các sản phẩm dịch vụ, ví dụ như con giống phải bán tập trung cho các nhóm hộ, nhóm hợp tác xã. Thức ăn chăn nuôi cũng phải giữ mức hợp lý, không thể tăng giá để ảnh hưởng đến giá thành và quá trình người dân tái đàn.

Khu vực người dân phải liên kết chặt chẽ với nhau, tuân thủ nghiêm quy trình an toàn sinh học bởi nếu để xảy ra dịch bệnh, "thiệt đơn thiệt kép" là không thể được. Người dân khi tập trung tái đàn đầu tiên phải tuân thủ an toàn sinh học; tùy điều kiện để liên kết chặt chẽ, nơi thì vào hợp tác xã kiểu mới, nơi thì liên kết với doanh nghiệp để đảm bảo khép kín từ khâu phát triển nguyên liệu cho đến cung ứng dịch vụ, bán sản phẩm...

Một số ý kiến cho rằng, yêu cầu doanh nghiệp đồng hành, tập trung chia sẻ các sản phẩm dịch vụ cho các nhóm hộ, nhóm hợp tác xã, ví dụ điển hình như vấn đề con giống để nâng cao quá trình tái đàn lợn thời gian tới giống như dùng mệnh lệnh hành chính để tác động, điều hành thị trường. Xin Bộ trưởng chia sẻ quan điểm của mình?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường:Ở đây không phải mệnh lệnh hành chính mà là mệnh lệnh thị trường. Doanh nghiệp sinh ra làm công tác dịch vụ mà không làm dịch vụ thì làm gì? Sinh ra làm dịch vụ con giống, dịch vụ gia súc, lúc dân cần doanh nghiệp không bán thì đừng làm dịch vụ. Đó là nguyên lý cơ chế thị trường.

Chúng tôi yêu cầu các tỉnh mời tất cả các doanh nghiệp lớn đóng trên địa bàn đến, tổ chức triển khai, yêu cầu rõ nhiệm vụ lúc này là phải phục vụ tất cả những sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đăng ký với giá cả hợp lý. Đây là trách nhiệm thương mại doanh nghiệp phải làm. Điều này hoàn toàn theo đúng quy luật thị trường. Dân cần mà không bán, bán không đúng giá hoặc bán ít là việc không đúng chức năng.

Nhà nước vẫn hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ thị trường, hướng dẫn tổ chức sản xuất, quản trị thay đổi để đảm bảo giá thành hợp lý nhất, có lợi cho doanh nghiệp và lợi cho người dân. Đây mới là nghệ thuật nuôi dưỡng, bảo vệ thị trường lâu dài của chính doanh nghiệp.

Vừa qua, có chuyện các tập đoàn lớn, cơ sở chăn nuôi lớn ưu tiên số một là đưa đàn vào để phát triển chăn nuôi phục hồi ở cơ sở liên kết trực tiếp của doanh nghiệp trước. Hiện nay, chúng tôi yêu cầu đi đôi với việc đó, doanh nghiệp phải phục vụ khu vực người dân, những nơi có đủ điều kiện an toàn sinh học thì phải phục vụ chứ không chỉ lo riêng phần của mình. Chúng ta cũng đề phòng doanh nghiệp chỉ chăm chăm lo cho mình thì sẽ sinh ra độc quyền.

n Bên cạnh tái đàn, đẩy mạnh nhập khẩu thịt lợn được xem là giải pháp quan trọng giúp từng bước cân đối nguồn cung. Tuy nhiên, từ đầu năm đến giữa tháng 4, Việt Nam mới nhập được hơn 45.000 tấn thịt lợn. Bộ trưởng có thể nói rõ hơn về khó khăn trong vấn đề nhập khẩu hiện nay?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Hiện nay, Chính phủ và các bộ, ngành đều khuyến khích nhập khẩu thịt lợn để trong thời gian ngắn nhất đảm bảo có đủ tổng lượng thực phẩm thịt lợn trong rổ thực phẩm chung. Tuy nhiên, với một loại sản phẩm nhập khẩu không phải trong "một sớm một chiều" có thể nhanh được. Nhu cầu, thói quen tiêu dùng cũng cần thay đổi từng bước. Tuy nhiên, tôi nhấn mạnh lại là Nhà nước khuyến khích chuyện đó để đảm bảo tổng thể nhu cầu thị trường một cách hài hòa lợi ích.

Nhiều ý kiến cho rằng nên đưa thịt lợn vào diện mặt hàng bình ổn giá để tránh lặp lại tình trạng giá "nhảy múa" khó kiểm soát như thời gian qua. Bộ trưởng nghĩ sao về điều này?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường:Về vấn đề này hiện nay, các bộ, ban ngành đang tập trung kiến nghị Chính phủ đưa thịt lợn vào mặt hàng bình ổn giá.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Ông Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Cần có chính sách đối với doanh nghiệp hiện đang giữ đàn lợn cụ kỵ, ông bà quy mô lớn

Trước khi xảy ra Dịch tả lợn châu Phi, TP Hà Nội có tổng đàn lợn là trên 1,8 triệu con, nhưng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu. Sau khi xảy ra Dịch tả lợn châu Phi, thời điểm thấp nhất Hà Nội chỉ còn 0,9 triệu đầu lợn, giảm xấp xỉ 50%, nhưng nay đã phục hồi lên 1,2 triệu con.

Để việc tái đàn đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về tiến độ, thời gian, Hà Nội đề xuất Bộ NN&PTNT cần có chính sách đối với doanh nghiệp hiện đang giữ đàn lợn cụ kỵ, ông bà quy mô lớn bởi đây là thành tố, nguyên liệu quan trọng hàng đầu cho việc tăng đàn nái và tăng đàn lợn thịt trong tương lai.

Bên cạnh đó, thức ăn chăn nuôi cũng là cấu thành, đầu vào quan trọng của chăn nuôi lợn nên Hà Nội đề nghị Chính phủ, Bộ NN&PTNT có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay về lãi vay, thuế Thu nhập doanh nghiệp. Do ảnh hưởng bởi Covid-19 nên việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, trong khi công suất các nhà máy đã giảm 30 - 40% so với lúc bình thường.

Ông Đỗ Đức Duy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái: Đề nghị Chính phủ và Bộ NN&PTNT có giải pháp để bình ổn, đảm bảo đầu ra cho người chăn nuôi lợn

Chăn nuôi lợn của tỉnh có cơ cấu đặc biệt, trang trại 15%, gia trại 20% và 65% là hộ gia đình. Tổng đàn trong năm 2019 giảm 22%. Về tái đàn lợn, Yên Bái chủ động cho các hộ chăn nuôi triển khai từ tháng 9/2019 với điều kiện đảm bảo được an toàn sinh học và chủ động được con giống. Yên Bái dự kiến sẽ tái đàn đạt tổng lượng 528.000 con, tăng hơn 40.000 con so với trước Dịch tả lợn châu Phi.

Tỉnh xác định vừa khôi phục kinh tế sau Covid-19, vừa khôi phục đàn lợn sau Dịch tả lợn châu Phi, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế hộ. Tỉnh đề nghị Chính phủ và Bộ NN&PTNT có giải pháp để bình ổn, đảm bảo đầu ra cho người chăn nuôi lợn. Ngoài ra, Bộ NN&PTNT cần hỗ trợ về con giống và giải pháp kỹ thuật để người dân có thể chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, cung cấp đủ thuốc, vắc xin để phòng bệnh.

Ông Hoàng Trọng Thủy, chuyên gia nông nghiệp: Việt Nam nên đưa thịt lợn vào diện bình ổn giá nhưng phải tránh tình trạng lợi ích nhóm

Trung Quốc cũng đưa mặt hàng thịt lợn vào diện bình ổn giá, có dự trữ nên có khả năng đảm bảo nguồn cung thịt lợn trung bình khoảng 3 tháng nếu lấy thịt từ kho dữ trự ra, góp phần bình ổn giá lợn. Khi mặt hàng được đưa vào diện bình ổn giá thì có dự trữ của nhà nước, đồng thời khuyến khích được các tổ chức phát triển hệ thống kho lạnh, trữ đông. Khi giá lợn có nhiều biến động, có thể tiến hành điều chỉnh giá cả trong từng vùng, miền.

Việt Nam nên triển khai theo hướng như vậy. Tuy nhiên muốn vậy, việc đầu tiên là cần có đầy đủ hệ thống lưu trữ, số liệu, tính toán được, tránh đầu cơ tích trữ, tránh tình trạng lợi ích nhóm. Khi đã thiết lập được hệ thống số liệu thì cần hệ thống quy định chặt chẽ về mặt luật pháp, siết chặt kỷ cương để triển khai.

Đức Quang (ghi)