【dự đoán tây ban nha】Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
Ngành Hải quan chủ động quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới Doanh nghiệp ưu tiên đóng góp quan trọng vào phát triển thương mại Việt Nam Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức |
Công chức Hải quan cửa khẩu quốc tế Nam Giang thực hiện kiểm soát, tuần tra trên tuyến biên giới. Ảnh: N.H |
Còn nhiều trở ngại
Đánh giá về tình hình thực hiện các quy định về quản lý hàng hóa mua bán, trao đổi qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới, theo Bộ Tài chính, thời gian qua, Thông tư số 01/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết hàng hóa mua bán, trao đổi qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới. Việc quy định chi tiết các loại hàng hóa, đối tượng tham gia và các thủ tục liên quan giúp tăng cường hoạt động quản lý nhà nước trong hoạt động thương mại biên giới; đồng thời, giúp thương nhân chủ động trong hoạt động giao dịch, mua bán hàng hóa, hạn chế tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại.
Ngày 4/10/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 122/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư 31/2022/TT-BTC ngày 8/6/2022 quy định danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam có hiệu lực từ ngày 30/12/2022 đã tăng thêm 601 dòng hàng và thay đổi một số mã hàng hóa so với Danh mục 2017 (ban hành kèm theo Thông tư 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017) với nhiều thay đổi về nhóm hàng công nghệ, kỹ thuật, thương mại. Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương sửa đổi Danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới của thương nhân tại Thông tư số 01/2018/TT-BCT và Danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới tại Thông tư số 02/2018/TT-BCT theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. |
Bên cạnh đó, Thông tư số 02/2018/TT-BCT quy định chi tiết Danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới cũng tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân biên giới tham gia vào các hoạt động thương mại nhỏ lẻ, giúp cải thiện đời sống kinh tế của các hộ gia đình tại các vùng biên giới. Đồng thời, việc quy định cụ thể danh mục hàng hóa giúp cư dân biên giới hiểu và tuân thủ các quy định, giảm thiểu rủi ro vi phạm pháp luật. Điều này cũng giúp các cơ quan quản lý nhà nước thuận tiện trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa; góp phần thúc đẩy giao thương tại các khu vực biên giới. Qua đó không chỉ giúp phát triển kinh tế địa phương mà còn củng cố mối quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước láng giềng.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, Thông tư 01/2018/TT-BCT và Thông tư 02/2018/TT-BCT ngày 27/2/2018 của Bộ Công Thương được ban hành để triển khai Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ ban hành quy định chi tiết về hoạt động tthương mại biên giới đến nay đã được 6 năm. Trên thực tế cũng có những khó khăn khi triển khai thực hiện. Bởi, do trình độ dân trí, một bộ phận cư dân là dân tộc thiểu số, khả năng nắm bắt, hiểu biết pháp luật còn hạn chế dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện khai báo, làm thủ tục hải quan.
Đáng chú ý, mặc dù về nguyên tắc, hàng hóa mua bán, trao đổi cư dân biên giới chỉ nhằm mục đích phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của cư dân biên giới, tuy nhiên, đối với những loại hàng hóa có trị giá cao, số lượng lớn, cư dân dễ bị lạm dụng để mua bán, trao đổi sai mục đích quy định, dẫn đến tình trạng một số đối tượng lợi dụng quy định danh mục hàng hóa và tiêu chuẩn định mức miễn thuế nhập khẩu để vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới. Chưa kể, cơ sở hạ tầng tại khu vực cửa khẩu phụ, lối mở thường kém hoàn thiện hơn so với cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương hai nước.
Cụ thể danh mục và chính sách mặt hàng
Do đó, để phát triển thương mại biên giới, đẩy mạnh hoạt động giao lưu kinh tế, đổi ngoại, hợp tác đầu tư phát triển thương mại giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới, trên cơ sở tình hình thực tế, nhu cầu của người dân địa phương, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương rà soát, xem xét bổ sung một số mặt hàng vào Danh mục các hàng hóa được nhập khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài khu kinh tế cửa khẩu và Danh mục mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới.
Cụ thể, theo Bộ Tài chính, một số mặt hàng có thể bổ sung vào danh mục như: cây mía tươi, xoài, lúa gạo, gỗ cây dạng thô, hàng nông sản mà thương nhân Việt Nam trồng cấy bên Campuchia vận chuyển về Việt Nam vào Danh mục hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài khu kinh tế cửa khẩu quy định tại Thông tư số 01/2018/TT-BCT ngày 27/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Hay, bổ sung mặt hàng cám gạo có mã HS: 2302.40.10 và mặt hàng gừng củ tươi có mã HS: 0910.11.00 và mặt hàng hải sản với các mã HS 03.06, 03.07, 03.08 vào Danh mục mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới theo Thông tư số 02/2018/TT-BCT. Đồng thời, những mặt hàng tự đánh bắt, nuôi trồng với số lượng nhỏ, lẻ của cư dân biên giới thì không nên quy định bắt buộc phải kiểm tra chuyên ngành.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đề nghị quy định cụ thể Danh mục và chính sách đổi với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới tại các cửa khẩu phụ chưa đảm bảo có đủ lực lượng kiểm tra, kiểm soát chuyên ngành, điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 14/2018/NĐ-CP được sửa đổ, bổ sung tại Nghị định số 122/2024/NĐ-CP ngày 4/10/2024 của Chính phủ.
Đặc biệt, Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Công Thương có ý kiến với UBND tỉnh biên giới đầu tư, nâng cấp đồng bộ cơ sở vật chất, hạ tầng tại các cửa khẩu; có chính sách thúc đẩy hình thành chợ biên giới, nâng cao trình độ phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn khu vực biên giới, cửa khẩu. Đồng thời, phối hợp với chính quyền các tỉnh phía nước bạn để nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các tuyến đường giao thông đến cửa khẩu.
Đầu tư xây dựng, nâng cấp các cửa khẩu phụ, lối mở để đảm bảo về cơ sở pháp lý, hạ tầng kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước; xúc tiến việc nâng cấp các cửa khẩu, lối mở để có cơ sở cho việc phát triển thương mại biên giới, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới trên địa bàn.
Ngoài ra, UBND tỉnh biên giới chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng như bố trí kho bãi gần cửa khẩu phụ để cơ quan Hải quan có địa điểm thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hoạt động mua bán, trao đối hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới; đầu tư xây dựng, hoàn thiện các cơ sở hạ tầng phục vụ công tác thông quan, kiểm soát hải quan và phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/823e296835.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。